Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Topping là gì? Tổng hợp các loại Topping trà sữa

Topping là gì? Tổng hợp các loại Topping trà sữa

Topping trà sữa trở thành trợ thủ đắc lực cho dòng thức uống thơm vị trà đậm vị sữa đang ngày ngày chinh phục giới trẻ. Tuy không phải là thành phần chính nhưng với hương vị hấp dẫn, liên tục đổi mới, topping đã mang đến cho khách hàng cảm giác “uống mãi không chán”.

hình ảnh Topping trà sữa

Trà sữa có topping vừa bắt mắt vừa thêm phần ngon miệng

Thành công của trà sữa được tạo nên từ nhiều yếu tố như công thức hoàn chỉnh, kỹ thuật pha chế chuyên nghiệp và đặc biệt là hàng loạt loại topping hấp dẫn. Hiểu được topping là yếu tố vừa giúp làm mới trà sữa vừa tăng doanh thu đáng kể, nhiều người bắt đầu tìm hiểu một cách bài bản về thành phần thần thánh này.

Topping trà sữa là gì?

Topping được hiểu chung là phần bên trên của một bề mặt nào đó. Phát triển từ ý nghĩa này, những loại thạch, trân châu,… được thêm vào bên trên ly trà sữa được gọi là topping. Phần topping nhiều màu sắc cùng hình ảnh ly trà sữa ngập topping khiến nhiều bạn trẻ khó chối từ.

Topping nhiều màu sắc

Topping trà sữa đa dạng hương vị, hình dáng, màu sắc

Nhiều người không ngờ rằng topping trong trà sữa xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 80 của thế kỷ trước. Văn hóa thưởng trà của người châu Á đón nhận một sự thay đổi lớn khi trong ly trà xuất hiện nhiều viên bột. Những viên bột này được ví như hạt minh châu, nấu từ bột khoai, dai dai, giòn giòn. Chính sự mới lạ này là tiền đề cho hàng loạt loại trân châu về sau. Ngày nay, topping không chỉ có trân châu mà còn có nhiều biến tấu khác nhau. Trà sữa ngon - nhiều topping đã trở thành “bộ đôi” không thể tách rời.

Các loại topping trà sữa quen thuộc

Trân châu đen, trân châu trắng, pudding, flan, thạch củ năng, thạch phô mai, thạch bắp… là nhóm topping xuất hiện từ lâu nhưng vẫn giữ được sự yêu thích từ khách hàng. 3 nhóm phổ biến nhất và vẫn chưa bị “soán ngôi” có thể kể đến trân châu, các loại thạch và pudding.

Trân châu

Trân châu đã ra đời từ lâu và trở thành topping trà sữa ở nhiều nước trên thế giới. Viên trân châu đen được so sánh với bọt bong bóng nên trà sữa trân châu còn có tên gọi tiếng Anh là “bubble milk tea”. Từ nền tảng nguyên liệu và cách làm cơ bản, nhiều người đã sáng tạo trân châu trắng giòn, trân châu trắng dẻo, trân châu mật ong hay những viên trân châu có nhân khoai môn, bắp, cơm dừa,… Nhưng phổ biến nhất vẫn là trân châu đen.

trân châu đen

Trân châu đen ra đời từ sớm nhưng vẫn luôn được yêu thích

Các loại thạch

Thạch được làm từ bột rau câu agar hoặc gelatin. Những khối thạch giòn giòn, nhai sần sật khiến nhiều bạn trẻ thích thú. Cách nấu thạch ngon quan trọng ở bước nấu sau cho vừa đủ lượng nước, không để bột bị vón cục.

Video hướng dẫn làm thạch phô mai

Bạn có thể nấu một lần thạch sau đó chia ra nhiều khuôn nhỏ làm thạch trái cây, thạch phô mai, thạch nho khô,… Nổi tiếng nhất là thạch củ năng giòn giòn sần sật, khiến không ít tín đồ trà sữa mê mệt.

thạch rau câu

Tạo nhiều hình dáng thạch khác nhau theo từng loại khuôn

Pudding

Pudding có cấu tạo tương tự như bánh flan nhưng mềm, mịn và tan ngay trên đầu lưỡi. Có nhiều loại pudding khác nhau như pudding trứng, pudding phô mai, pudding chocolate, puddinh trà xanh,…

Một dạng topping khác na ná pudding cũng rất được yêu thích đó là khúc bạch. Khúc bạch tuy có giá thành hơi nhỉnh hơn nhưng vẫn rất được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, kết hợp được với nhiều loại trà sữa.

Các loại topping trà sữa mới nhất

Menu topping trà sữa ngày càng đa dạng với nhiều loại mới xuất hiện. Từ cách làm cơ bản, những loại topping này được biến tấu theo nhiều hình thức khác nhau, một số thương hiệu lớn còn mang xóa nhòa biên giới, mang trân châu, thạch nổi tiếng từ các “đế quốc trà sữa” về Việt Nam.

Trân châu đường đen

Bộ đôi sữa tươi và trân châu đường đen đã tạo nên một cơn sốt không nhỏ trong giới trẻ. Những viên trân châu được ngâm trong đường đen sóng sánh, ngọt lịm và thoảng hương thơm đặc trưng nhanh chóng làm tan chảy tim của những tín đồ trà sữa, hảo ngọt.

trân châu đường đen

Trân châu đường đen đã và đang là loại topping được nhiều người yêu thích

Trân châu Okinawa

Cùng họ hàng với trân châu đường đen, trân châu được ngâm trong phần đường nâu đến từ vùng Okinawa miền Nam Nhật Bản. Loại đường này có vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ nên khi kết hợp với trà hoặc trà sữa sẽ tạo cảm giác hài hòa dễ uống. Phiên bản topping trân châu Okinawa thích hợp với những khách hàng thích uống trà sữa không quá đậm vị.

Hạt sen tươi

Trà sữa sen kết hợp topping hạt sen tươi là lựa chọn hàng đầu cho những tín đồ yêu thích vị thanh mát tự nhiên. Hạt sen bùi, ngọt thanh vừa giúp món trà sữa không ngán vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách làm topping hạt sen tươi không quá cầu kì, bạn có thể làm mỗi ngày để bổ sung vào danh sách topping “best- seller” của quán.

hạt sen tươi

Topping hạt sen tươi mang đến vị thanh mát cho ly trà sữa

Thạch Aiyu

Trong danh sách tổng hợp topping trà sữa, thạch Aiyu có nguồn gốc từ Đài Loan. Aiyu khi dịch ra tiếng Việt có nghĩa là bông cỏ, chính vì thế, nhiều người còn gọi loại topping này với cái tên dễ thương là thạch bông cỏ. Thạch Aiyu có mùi thơm nhẹ nhàng của thảo mộc, dễ kết hợp, dễ ăn. Ngoài dùng chung với trà sữa, thạch Aiyu này còn có thể kết hợp với trà trái cây, nước ép, nước chanh,…

Trái cây tươi

Trà sữa thơm béo xen lẫn vị chua ngọt tự nhiên của trái cây giúp khách hàng thưởng thức mãi không ngán. Trái cây tươi có thể được cắt hạt lựu hoặc múc thành từng viên tròn thêm vào đều được. Từ nguyên liệu trái cây tươi, bạn cũng có thể học hỏi cách làm thạch bi trái cây để tăng tính đa dạng cho menu topping của quán.

thạch trái cây

Những viên thạch trái cây tươi là món topping khoái khẩu của các bạn nữ (Ảnh: Internet)

Kinh doanh kết hợp trà sữa và topping

Topping là thành phần giúp tăng doanh thu đáng kể cho một ly trà sữa. Với menu trà sữa có topping, khách hàng thường gọi thêm để đáp ứng nhu cầu thưởng thức. Hiểu được tâm lý này, nhiều nơi đã tăng cả số lượng lẫn chất lượng topping.

Nhiều khách hàng không ngần ngại gọi ngay một phần trà sữa full topping bởi thật khó có thể từ chối sự hấp dẫn của những viên trân châu bóng bẩy, những viên thạch, pudding mềm mịn,….

Chọn topping tự làm hay mua sẵn?

Bạn hoàn toàn có thể tự học cách làm topping trà sữa tại nhà. Song, nếu kinh doanh số lượng lớn bạn nên chọn mua topping được làm sẵn từ các thương hiệu có uy tín. Topping làm sẵn vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo dễ kiểm soát chi phí. Hơn nữa, với số lượng lớn các loại trân châu, thạch, hạt thủy tinh,… cửa hàng hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu uống trà sữa thêm topping hoặc tạo các combo trà sữa siêu topping ấn tượng.

tự làm topping tại nhà

Thạch là loại topping trà sữa có thể làm tại nhà

Topping trà sữa mua ở đâu?

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trà sữa kéo theo hàng loạt các thương hiệu cung cấp topping, nguyên liệu, dụng cụ ra đời. Điều này đặt ra thách thức cho các chủ quán trà sữa trong vấn đề mua topping ở đâu vừa đảm bảo chất lượng vừa tối ưu chi phí nguyên liệu.

Nếu có nhu cầu, bạn có thể đến các siêu thị bán nguyên vật liệu uy tín, đảm bảo chất lượng để mua topping trà sữa. Nhiều siêu thị thường có chính sách giao hàng, ưu đãi, chiết khấu,… phù hợp cho người kinh doanh.

Bạn có thể ham khảo một số loại topping trà sữa hay nguyên liệu làm topping trà sữa tại DVP Market.

trân châu mua sẵn

Trân châu đen làm sẵn dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng, siêu thị

Giá bán topping trà sữa

Bạn có thể mua nguyên liệu tự làm topping tại nhà hoặc mua topping thành phẩm ngon, chất lượng ở các siêu thị, chợ nguyên liệu trà sữa. Phô mai, bột rau câu, đường đen,… có giá dao động từ 10.000 đồng - 200.000 đồng.

Giá bán thạch trái cây trà sữa, trân châu đen, trân châu trắng, trân châu caramel,… có giá khoảng từ 50.000 đồng đến 170.000 đồng. Giá tiền có thể thay đổi phụ thuộc vào thương hiệu và số lượng bạn cần mua. Bạn nên tìm mua ở những địa chỉ uy tín để vừa đảm bảo giá rẻ nhất so với nhiều nơi khác vừa giữ được chất lượng.

Bảng giá tham khảo một số loại topping và nguyên liệu tại DVP Market:

Mặt hàng Giá bán
Trân châu đen 2kg 55.000đ
Trân châu caramel 2kg 165.000đ
Trân châu trắng 2kg 160.000đ
Các loại bột rau câu giòn/dẻo Từ 10.000d – 20.000đ/gói
Bột năng 400gram 15.000đ
Khuôn silicon làm thạch 32.000 – 60.000đ

Cách bảo quản topping

Bảo quản topping tự làm

Pudding, thạch, sau khi làm xong có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản trong 2 – 3 ngày. Chú ý dùng nắp hoặc màng bọc thực phẩm đậy kín trước khi cho vào để không bị ám mùi của các loại thực phẩm khác.

Ngâm trân châu đã luộc vào mật ong và nước đường là cách bảo quản trân châu phổ biến, giúp trân châu để qua đêm không bị cứng. Đường và mật ong vừa giúp trân châu bảo quản được lâu vừa có vị ngon đặc biệt.

bảo quản topping

Trân châu ngâm trong nước đường để bảo quản

Bảo quản topping mua sẵn

Cách bảo quản trân châu chưa luộc, đóng gói sẵn khá đơn giản, sau khi mua về, bạn giữ túi nguyên vẹn, để ở nơi khô ráo, tránh xa các nguồn nhiệt và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Trân châu sau khi luộc được bảo quản theo cách tương tự như trên.

Trân châu trắng, hạt thủy tinh,… giữ nguyên trong túi rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với những loại đang dùng dở dang, bạn vẫn đậy kín, bảo quản trong ngăn mát, mỗi khi sử dụng nên dùng 1 chiếc muỗng riêng, sạch để múc, tránh dùng 1 chiếc muỗng múc chung nhiều nguyên liệu.

Cách làm topping trà sữa cơ bản

Trân châu đen

Để tiết kiệm chi phí, tránh việc mua nhiều nguyên liệu nhưng không làm ra thành phẩm như ý, bạn nên mua trân châu làm sẵn sau đó về nấu theo hướng dẫn.

luộc trân châu

Luộc trân châu đen

- Khi nước trong nồi sôi thì cho trân châu vào, để nước sôi bùng lên thì đậy nắp, tiếp tục nấu sôi trong 30 phút rồi tắt bếp.

- Ủ trân châu thêm 30 phút. Trân châu vớt ra xả qua nước lạnh rồi ngâm trong nước đường để tạo độ bóng.

tạo màu bóng đẹp

Trân châu đen có độ bóng đẹp mắt

Thạch củ năng

Nguyên liệu: Củ năng tươi và bột năng. Nếu không có củ năng bạn có thể thay thế bằng củ sắn cũng rất ngon.

Cách làm:

- Củ năng gọt vỏ, cắt thành hình hạt lựu. Nếu muốn thạch củ năng có màu thì ngâm củ năng trước với hỗn hợp nước lá dứa, nước hoa đậu biếc hay syrup atiso đỏ trong 30 phút sau đó vớt ra.

- Rắc bột năng lên củ năng cho đều rồi cho vào nồi nước sôi luộc đến khi củ năng nổi lên thì vớt ra ngay.

- Áo thêm bột năng và mang đi luộc thêm lần 2, tương tự lần 1. Có thể lặp lại thao tác này thêm một lần tùy vào sở thích của bạn có muốn lớp bột dày hơn hay không.

- Ngâm thạch củ năng vừa luộc xong vào nước đường rồi sử dụng cho món trà sữa của bạn.

thạch củ năng lá dứa

Thạch củ năng lá dứa và hoa đậu biếc

Trà sữa vẫn giữ được vị trí hàng đầu sau nhiều năm ra mắt có lẽ một phần nhờ vào topping. Mỗi lần kết hợp topping với một hương vị trà sữa thì sẽ được thêm món mới phục vụ khách hàng. Chính vì thế, học hỏi và tích lũy được nhiều cách làm topping trà sữa ngon là chìa khóa giúp bạn duy trì được hoạt động kinh doanh, chinh phục nhiều đối tượng khách hàng.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/nguyen-lieu/topping

Lựa Chọn Đường Đen Thích Hợp Trong Pha Chế

Lựa Chọn Đường Đen Thích Hợp Trong Pha Chế

Sữa tươi trân châu đường đen đã tạo nên cơn địa chấn trong thế giới đồ uống. Chỉ trong thời gian ngắn, thức uống này nhanh chóng phủ sóng trên khắp mọi nẻo đường. Bí quyết tạo thành công của thức uống hot nhất mùa hè 2018 không gì khác ngoài vị đường đen ngọt thơm, đậm đà. Tìm hiểu xem có những loại đường đen nào mà bạn có thể lựa chọn để dùng làm nguyên liệu pha chế trong thời gian tới.

Sữa tươi trân châu đường đen đã tạo nên cơn địa chấn trong thế giới đồ uống. Chỉ trong thời gian ngắn, thức uống này nhanh chóng phủ sóng trên khắp mọi nẻo đường. Bí quyết tạo thành công của thức uống hot nhất mùa hè 2018 không gì khác ngoài vị đường đen ngọt thơm, đậm đà. Tìm hiểu xem có những loại đường đen nào mà bạn có thể lựa chọn để dùng làm nguyên liệu pha chế trong thời gian tới.

Sữa tươi trân châu đường đen đã có mặt tại Đài Loan nhiều năm trước đây. Từ Đài Loan, sữa tươi trân châu đường đen có chuyến đi đến Singapore, Nhật Bản,… và được đón nhận ở những mức độ khác nhau. Khi đến Việt Nam sữa tươi trân châu đường đen nhanh chóng tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ.

đường đen dạng thỏi

Đường đen dạng thỏi (Ảnh: Internet)

Có thể xem đường đen là nguyên liệu kích vị cho những nguyên liệu quen thuộc như sữa tươi và trân châu. Sự hài hòa của đường đen, trân châu và sữa tươi tạo nên một thức uống béo, ngọt nhưng uống mãi không ngán. Không chỉ khác các loại đường thông thường về màu sắc, độ ngọt mà công dụng của đường đen cũng có nhiều điểm đáng quan tâm. Hiểu rõ về đường đen sẽ giúp bạn pha chế được nhiều món mới lạ từ nguyên liệu này.

Đường đen là gì?

Đường đen hay đường nâu được làm từ mật mía cô đặc, chưa qua quá trình xử lý. Sau quá trình chiết xuất đường cát, mật mía chuyển sang màu nâu đen, vị ngọt đậm đà hơn các loại đường thông thường khác. Giữ nguyên vị ngọt tự nhiên của mật mía nên dù ngọt sâu nhưng đường đen không gây gắt cổ, không tạo cảm giác ngán.

Đường đen chưa qua xử lý có dạng khối cứng, sau đó, tùy vào nhu cầu của người dùng mà chúng được cắt ra thành viên nhỏ hoặc xay thành hạt. Từ lâu, loại đường này là một thành phần phổ biến trong ẩm thực của nhiều nước trên thế giới. Về sau, khi nhiều người biết đến công dụng của đường đen, chúng đặc biệt được ưa chuộng trong pha chế, làm bánh…

nguyên liệu đường đen

Đường đen là nguyên liệu không thể thiếu khi pha chế sữa tươi trân châu đường đen

Công dụng đặc biệt của đường đen

Đường đen chứa nhiều vitamin nhóm B, canxi, kali, sắt,… Trong Đông Y, đường đen được xem là một vị thuốc bổ máu, chống lạnh và giúp đưa khí oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Nhiều người còn nói đùa với nhau rằng, nếu phụ nữ phương Tây thích ăn chocolate thì phụ nữ Nhật Bản thường dùng đường đen thỏi như một loại kẹo.

Cách chọn đường đen để pha chế

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, đường đen Hàn Quốc là loại được nhiều người ưa chuộng nhờ giá cả hợp lý, màu sắc tự nhiên. Không chỉ vậy, đường đen Hàn Quốc có mùi thơm đặc trưng và giữ lại được hàm lượng cao các chất dinh dưỡng. Vì mức độ phổ biến rộng khắp nên tìm nơi bán đường đen Hàn Quốc không khó, bạn có thể mua tại các siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu pha chế pha chế, làm bánh,… đều được.

đường đen hàn quốc

Đường đen Hàn Quốc (Ảnh: Internet)

Đường đen Đài Loan cũng được xếp vào nhóm đường đen chất lượng hàng đầu. Nhiều người từng dùng qua đường đen Đài Loan đánh giá loại này có hương vị thơm ngon hơn cả. Song, hiện nay đường đen Đài Loan chưa được bán phổ biến tại Việt Nam vì giá thành cao, kinh doanh thức uống sẽ ít có lời hơn. Nếu muốn tìm nơi bán, bạn có thể dạo tìm trên các website bán nguyên liệu hoặc đặc hàng trực tiếp từ nước ngoài.

Tùy vào quy mô kinh doanh và mục đích sử dụng, bạn có thể chọn mua một trong hai loại đường đen vừa được gợi ý. Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn có thể tìm hiểu đường đen có xuất xứ từ các nước khác như Nhật Bản, Malaysia,… để khám phá những hương vị đường đen mới.

Đường đen có làm tại nhà được không?

Trước lợi nhuận và sức hút của sữa tươi trân châu đường đen, nhiều người tìm cách làm đường đen tại nhà để giảm vốn, tăng lợi nhuận. Hiện nay, vẫn chưa có cách làm loại đường đặc biệt này tại nhà, do đường đen chính hiệu phải được chiết xuất trong quá trình làm đường cát.

trân châu ngâm đường đen

Trân châu ngâm với đường đen chính hiệu mới ra độ ngọt chuẩn (Ảnh: Internet)

Loại đường cát thông thường thắng để có màu nâu đen, sánh sệt không thể xem là đường đen. Sử dụng đường “cháy” pha chung với sữa tươi, khi uống bạn sẽ không cảm nhận được mùi thơm và độ ngọt cuốn hút của đường đen, thậm chí thỉnh thoảng bạn còn cảm nhận được cả mùi cháy khét của đường.

Ngoài kết hợp với sữa tươi, các công thức nước uống từ đường đen dần được khám phá như cacao đường đen, trà gừng đường đen,… Trên đường trở thành người pha chế chuyên nghiệp, nhất định bạn không nên bỏ qua loại nguyên liệu hấp dẫn, nhiều công dụng như đường đen.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/nguyen-lieu/duong-den

Sử Dụng Nhụy Hoa Nghệ Tây (Saffron) Trong Pha Chế

Sử Dụng Nhụy Hoa Nghệ Tây (Saffron) Trong Pha Chế

Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là một trong những nguyên liệu quý dùng để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe vô cùng hiệu quả. Làm thế nào để chiết xuất được mùi thơm đặc biệt, có màu sắc chuẩn và tiết kiệm liều lượng hợp lí từ nhụy hoa nghệ tây? Làm thế nào để sử dụng hoa nghệ tây đúng cách để pha trà, trang trí cocktail, mocktail? Cùng Dạy Pha Chế tìm hiểu ngay.

Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) là một trong những nguyên liệu quý dùng để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe vô cùng hiệu quả. Làm thế nào để chiết xuất được mùi thơm đặc biệt, có màu sắc chuẩn và tiết kiệm liều lượng hợp lí từ nhụy hoa nghệ tây? Làm thế nào để sử dụng hoa nghệ tây đúng cách để pha trà, trang trí cocktail, mocktail? Cùng Dạy Pha Chế tìm hiểu ngay.

nhụy hoa nghệ tây

Dùng nhụy hoa nghệ tây tốt cho làn da và tóc (Ảnh: Internet)

Nguồn gốc của nhụy hoa nghệ tây

Saffron là một loại gia vị được thu hoạch từ cây nghệ tây. Mỗi cây nghệ tây có tầm từ 4 đến 5 hoa, mỗi hoa sẽ có 3 đến 4 đầu nhụy màu đỏ - nhụy hoa nghệ tây. Saffron là một trong những loại gia vị đắt tiền nhất thế giới tính theo khối lượng, có nguồn gốc ở Hy Lạp hoặc Tây Nam Á và lần đầu tiên được trồng ở Hy Lạp. Khi pha vào nước, Saffron có màu vàng nên mọi người thường gọi là nghệ tây, thực chất có nguồn gốc thuộc loại củ lang. Quan sát kĩ sẽ thấy củ và hoa không liên quan gì đến nghệ chúng ta thường thấy.

hoa nhụy tây

Mỗi hoa nhụy tây chỉ có từ 3 đến 4 nhụy (Ảnh: Internet)

Công dụng của Saffron

Các nghiên cứu khác cho thấy rằng công dụng Saffron có thể giúp điều trị trầm cảm và mất ngủ có điều kiện, điều trị viêm khớp, cải thiện thị lực, giảm đau, giảm viêm,… Nhờ vào hàm lượng vitamin C cao, giúp đẩy mạnh quá trình làm mờ vết thâm, nám trên khuôn mặt, cải thiện sắc tố da. Khiến làn da bạn luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn tái phát. Carotenoid và Retinol (Vitamin A) chứa trong nhụy hoa nghệ tây còn có khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra, Saffron được sử dụng trong ẩm thực với công dụng tạo nên hương vị và màu sắc đặc biệt cho các món ăn cao cấp.

Cách sử dụng Saffron tốt cho sức khỏe

Trà Saffron: Sử dụng ấm trà cho từ 5 đến 7 nhụy hoa pha cùng 200ml nước ấm, ngâm sợi trong vòng 10 phút. Quan sát trà có màu vàng óng đậm là được. Sau đó bạn có thể thưởng thức vị trà âm ấm nóng, dịu nhẹ và thơm ngon. Bạn có thể tiết kiệm bằng cách châm thêm nước ấm vào để sợi nhụy hoa nghệ tây ra hết màu đỏ, chỉ còn lại màu vàng. Cứ như vậy, một ngày dùng Saffron pha trà uống 2 lần là tốt nhất.

trà saffron

Uống trà Saffron vào buổi sáng cung cấp năng lượng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Sữa Saffron: Ở một số nước, các phụ nữ thường pha Saffron cùng sữa uống vào mỗi buổi sáng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi pha sữa Saffron bạn có thể sử dụng sữa tươi không đường hoặc có đường tùy khẩu vị.

Vẫn ngâm sợi Saffron trong 50ml nước sôi, sau đó đổ vào cùng sữa tươi đã hâm nóng. Sau đó chỉ cần khuấy đều và thưởng thức. Bạn có thể thêm đường để uống, nhưng không nên lạm dụng quá nhiều đường vì đây là một dạng thức uống bổ dưỡng.

Sữa chua Saffron: Cách làm sữa chua Saffron đơn giản tại nhà gồm các nguyên liệu: 5-6 sợi Saffron, 50ml sữa tươi được làm nóng, 200g sữa chua có đường hoặc không đường tùy khẩu vị.

Cho Saffron vào sữa nóng ngâm khoảng 4-5 phút. Sau đó, cho thêm sữa chua vào hỗn hợp sữa đã ngâm cùng Saffron, trộn đều lên. Bạn có thể cho thêm trái cây vào ăn cùng như sữa chua trái cây thông thường. Tuyệt đối không bỏ thêm đường cát vào trực tiếp vì đường sẽ không tan và làm biến chất của sữa chua. Bạn có thể sử dụng thêm syrup yêu thích để món sữa chua Saffron thêm thơm ngon.

Theo một số nghiên cứu khuyên dùng Saffron mỗi ngày chỉ 2 lần, liều lượng từ 25mg đến 30mg, tức là từ 12 đến 13 sợi. Thời gian sử dụng không quá 8 tuần liên tiếp. Sử dụng hoa nghệ tây đúng cách sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, làn da mịn màng.

thức uống chống oxy hóa

Thức uống bổ dưỡng chống oxy hóa, đẹp da (Ảnh: Internet)

Pha chế, trang trí cocktail, mocktail với Saffron

Đối với dân pha chế chuyên nghiệp, việc sử dụng Saffron trong những công thức của mình là cách để chinh phục khách hàng nữ giới nhanh nhất. Chính vì những tác dụng thần kỳ mà loại nguyên liệu đắt đỏ này mang lại.

saffron màu sắc đẹp

Saffron mang lại màu sắc đẹp mắt, ấn tượng (Ảnh: Internet)

Saffron không chỉ mang lại màu sắc đẹp mắt mà còn là nguyên liệu trang trí giúp tôn vinh được sự sang trọng cho những cocktail, mocktail. Chỉ với 3 – 4 sợi Saffron đặt bên trên, ly thức uống mà bạn vừa thực hiện cho khách hàng có thể tăng gấp đôi giá thành. Bartender nên giới thiệu về công dụng, nguồn gốc của Saffron cho khách hàng nghe trước khi pha chế để họ thêm hứng thú với món đồ uống mà bạn thực hiện.

sợi saffron trang trí

Thêm vài sợi Saffron trang trí là cách để bạn nâng giá trị cho ly đồ uống (Ảnh: Internet)

Giá Saffron hiện nay trung bình từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng/lạng. Chính vì giá thành đắt đỏ nên sử dụng Saffron sao cho đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả lại càng được quan tâm hơn. Không những Saffron, bất kì nguyên liệu nào trong quầy pha chế dù có giá thành thấp cũng cần được trân trọng. Một người pha chế giỏi phải tận dụng được từng nguyên liệu một cách hiệu quả, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời. Còn bạn thì sao, nếu có một ít Saffron trong quầy, bạn sẽ thực hiện món đồ uống gì?



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/nguyen-lieu/nhuy-hoa-nghe-tay-saffron

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Lớp yêu cầu: khám phá trọn bộ công thức trà sữa hiện đại

Lớp yêu cầu: khám phá trọn bộ công thức trà sữa hiện đại

Chị Trần Thị Thu và chị Cao Thị Thanh Nga đang là chủ kinh doanh công ty tư nhân và đều yêu thích, đam mê pha chế từ lâu. Hiện hai chị đang theo học khóa Pha Chế Đặc Biệt tại Dạy Pha Chế Á Âu và đăng ký thêm chuyên đề trà sữa yêu cầu với mong muốn phục vụ cho mục đích kinh doanh trong thời gian tới.

Chị Trần Thị Thu và chị Cao Thị Thanh Nga đang là chủ kinh doanh công ty tư nhân và đều yêu thích, đam mê pha chế từ lâu. Hiện hai chị đang theo học khóa Pha Chế Đặc Biệt tại Dạy Pha Chế Á Âu và đăng ký thêm chuyên đề trà sữa yêu cầu với mong muốn phục vụ cho mục đích kinh doanh trong thời gian tới.

Học viên Thanh Nga

Khoảnh khắc học viên vui vẻ khi tự tay pha trà sữa cùng giảng viên

Mặc dù chị Thanh Nga mỗi ngày đều bận rộn với việc quản lý, điều hành các công ty do mình làm chủ nhưng niềm đam mê pha chế, đặc biệt là trà sữa trong chị chưa khi nào vơi. Chính vì thế, chị đã quyết định đăng ký khóa trà sữa theo yêu cầu cùng người em là chị Thu. Chị Thanh Nga có chia sẻ: “Trà sữa là món yêu thích của chị và chị rất thích pha chế từ lâu nhưng chưa có thời gian học. Sắp tới, chị sẽ kinh doanh thêm mảng dịch vụ đồ uống – trà sữa. Do đó, chị đã quyết định đăng ký học cùng em gái của mình”.

Cung cấp công thức theo yêu cầu học viên

Sau 2 buổi học cùng cô Hiệu Trưởng Nguyễn Đức Thục Anh – bậc thầy trong Pha Chế Đặc Biệt, hai chị đã rất hài lòng về kiến thức và những câu chuyện về nghề mà cô Thục Anh chia sẻ. Từ nền tảng lý thuyết, chị Thu và chị Nga đã được cô hướng dẫn những thao tác pha chế, kỹ thuật và nguyên tắc khoa học làm cho ly trà sữa trở nên độc đáo và đặc biệt. Những nguyên tắc đặc biệt ấy cũng là một trong những bí quyết kinh doanh đề cập trong buổi học.

lớp yêu cầu trà sữa

Lớp học yêu cầu – giảng viên chia sẻ đầy đủ công thức, bí quyết pha chế

Không chỉ vậy, cô còn hướng dẫn thêm cho hai chị cách khắc phục đồ uống, cách xử lý nguyên liệu, bảo quản đúng cách và trang trí đồ uống đẹp mắt thu hút khách hàng.

Cách nấu các nền trà sữa căn bản

Cô Thục Anh chia sẻ những lỗi thường gặp phải khi nấu trà sữa và tầm quan trọng của mỗi nguyên liệu, thao tác pha chế ảnh hưởng đến kết quả đồ uống. Các loại trà sữa được hướng dẫn trong buổi 1 bao gồm:

- Trà sữa Thái xanh, Thái đỏ

- Trà sữa truyền thống

- Lục trà sữa

- Hồng trà sữa

- Trà sữa sen

Cách làm các loại topping

Dựa trên nhu cầu học để quản lý và mở quán kinh doanh, bài học thiết kế cung cấp đầy đủ các công thức theo yêu cầu. Ở buổi học thứ hai, chị Nga và chị Thu được cô tư vấn nguồn nguyên liệu sử dụng tiết kiệm chi phí, thuận tiện cho công việc kinh doanh cũng như hướng dẫn cách làm nhiều loại topping:

- Thạch củ năng;

- Thạch dẻo;

- Thạch giòn;

- Thạch phô mai;

- Trân châu;

- Trân châu đường đen;

- Milkfoam.

chị Nga làm milk foam

Học viên thích thú khi được thực hành làm milkfoam

Cập nhật “làn sóng” pha chế mới

Trà sữa không chỉ là món đồ uống giải khát mà còn là đồ uống “trending”, có sức “gây nghiện” rộng rãi đến mọi lứa tuổi. Hai chị thắc mắc về cách làm sữa tươi trân châu đường đen gây bão hiện nay. Cô Thục Anh đã có những phân tích thiết thực, bổ ích khi xu hướng này bỗng dưng “nổi như cồn”, đồng thời cô chia sẻ thêm cách làm trân châu đường đen sáng tạo với các nguyên liệu khác để hai chị có thể tự tạo trend cho cửa hàng trà sữa.

chị nga học kỹ thuật pha chế

Trân châu đường đen với nhiều “phiên bản” mới

Tại sao học viên nên chọn lớp học theo yêu cầu?

Lớp yêu cầu với tiêu chí học “một kèm một”, chia sẻ các bí quyết làm đồ uống, cung cấp công thức theo yêu cầu, hỗ trợ tư vấn kinh doanh,…

Mong muốn trực tiếp tích lũy kinh nghiệm từ chuyên gia

Tại buổi học, cô Thục Anh với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực Pha chế đã chia sẻ mọi bài học, kiến thức pha chế với sự tận tâm và nhiệt huyết đến cho học viên. Cụ thể là trong buổi học yêu cầu với chị Thanh Nga và chị Trần Thu, cô đã chia sẻ nguyên tắc làm cho ly đồ uống hấp dẫn, những kỹ thuật pha chế mà hai chị cần lưu ý để quản lý nhân viên chặt chẽ khi kinh doanh, đồng thời kiểm soát được chất lượng đồ uống.

Thời gian học ngắn, đạt hiệu quả cao

Học theo yêu cầu giúp bạn có thể tự thiết kế bài học theo nhu cầu cá nhân, chủ động sắp xếp thời gian. Nhờ vậy, chị Nga và chị Thu khi đến với lớp học đã có những giây phút học thoải mái, tuyệt vời. Đặc biệt, chị Nga đã thỏa niềm đam mê pha chế mà bấy lâu nay chưa thực hiện được.

phiên bản trân châu đường đen mới

Học viên đã có những khoảnh khắc đáng nhớ

Khép lại buổi học, chị Thanh Nga và chị Trần Thu được lắng nghe nhiều bí quyết pha chế khoa học, nguyên tắc làm đồ uống ngon từ cô Nguyễn Đức Thục Anh. Hai chị đã vui vẻ và hào hứng khi trực tiếp sở hữu trong tay công thức độc quyền và thực hiện niềm đam mê pha chế.

Dạy Pha Chế Á Âu luôn sẵn sàng lắng nghe những mong muốn tìm hiểu, học hỏi về nghề pha chế nói chung, học để mở quán kinh doanh nói riêng của học viên. Hãy liên hệ hotline 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để chúng tôi góp phần giúp bạn thực hiện đam mê pha chế.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/hoat-dong/lop-yeu-cau-tra-sua

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Ý tưởng kinh doanh quán cafe nhỏ ít vốn

Ý tưởng kinh doanh quán cafe nhỏ ít vốn

Kinh doanh quán cafe nhỏ với sự đầu tư kỹ lưỡng, trang trí bắt mắt bạn sẽ trở thành đối thủ “đáng gườm” với các quán cafe khác. Quán cafe sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thêm nhiều chi nhánh với mô hình tương tự.

Kinh doanh quán cafe nhỏ với sự đầu tư kỹ lưỡng, trang trí bắt mắt bạn sẽ trở thành đối thủ “đáng gườm” với các quán cafe khác. Quán cafe sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thêm nhiều chi nhánh với mô hình tương tự. Trong bài viết này sẽ cập nhật cách trang trí quán cafe mới, vốn mở quán cafe nhỏ hiệu quả dành cho người chuẩn bị bắt đầu kinh doanh.

kinh doanh quán cafe nhỏ

Mở quán cafe nhỏ cần bao nhiêu vốn?

Đối với những ai đang quan tâm đến mở quán kinh doanh cafe ở quy mô nhỏ đều mong muốn bắt đầu với số vốn “vừa túi tiền”. Thế nhưng, số vốn sẽ phụ thuộc vào ý tưởng và kế hoạch kinh doanh của bạn như thế nào để lựa chọn concept thiết kế phù hợp, cách trang trí, không gian, địa điểm quán,… Một số chi phí mở quán cafe nhỏ cho ngưới mới bắt đầu:

Chi phí thuê mặt bằng

Tùy theo địa điểm kinh doanh bạn lựa chọn, số tiền ở mục này sẽ khác nhau. Nếu bạn có thể tận dụng diện tích nhà riêng để mở quán cafe nhỏ thì khoản chi phí thuê mặt bằng sẽ tiết kiệm đáng kể. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn mặt bằng quán cafe nhỏ dao động khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng. Một số chủ nhà cho thuê sẽ yêu cầu tiền đặt cọc và đóng trước tiền thuê từ 3 đến 6 tháng trở lên.

Chi phí trang trí quán

Khi kinh doanh quán cafe nhỏ bạn nên sử dụng khoảng vốn trang trí khoảng 30 – 50 triệu đồng. Bao gồm vật dụng trang trí, vệ sinh, bàn ghế, đèn,… và các hoạt động khác như sửa chữa, sơn tường,…

kế hoạch kinh doanh quán

Kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ giúp quán cafe phát triển hơn (Ảnh: Internet)

Chi phí mua nguyên vật liệu

Thông thường, chi phí này không nên vượt quá 30% doanh thu. Thế nên tùy thuộc vào mô hình kinh doanh bạn lựa chọn để mua những loại nguyên vật liệu cần thiết nhất. Ước tính khoảng 8.000.000đ – 10.000.000đ gồm:

- Nguyên liệu pha chế

- Tủ lạnh, tủ mát

- Máy pha cafe

- Máy xay sinh tố, máy ép trái cây

- Cốc, ly, thìa,…

Chi phí duy trì hoạt động của quán

Ngoài những khoản chi phí tiền điện, tiền nước, wifi,… Bạn cần chuẩn bị thêm một khoản chi phí Marketing để duy trì tình hình kinh doanh quán online và offline. Một số chi phí khác như chi phí mua phần mềm order nước và thanh toán, máy in bill,…

Kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ tiết kiệm chi phí và hiệu quả

Xu hướng mô hình quán cafe nhỏ năm 2019

Hiện nay sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, tần suất khách hàng sẽ giảm đi. Dù bạn có vốn cao hay vốn thấp mà không sử dụng đúng cách thì khó trở thành “ngựa đua đường dài” với các thương hiệu khác được. Do đó, ngoài kế hoạch kinh doanh ổn định, rõ ràng và lâu dài, bạn nên lựa chọn cách décor quán được số đông yêu chuộng, “không lỗi thời”, mang lại không gian thư giãn thoải mái như: cafe Vintage, retro, old school, tối giản, garden, workshop,…

Cách trang trí quán cafe nhỏ đẹp

Cafe Vintage, Retro, Old School

Giới trẻ đang có xu hướng chọn phong cách sống, gu ăn mặc đến cả nơi thư giãn giống những năm về trước. Mô hình này rất phù hợp với kinh doanh quán cafe nhỏ vì bạn sẽ không cần chọn những địa điểm mặt tiền, không gian rộng. Phong cách này thường sử dụng bàn ghế cổ điển, đã ngả màu, sử dụng các bức tranh hoài niệm. Tông màu trang trí quán là nâu gỗ, vàng mustard, xanh lá mạ,… sẽ toát lên vẻ xưa cũ, không bao giờ lỗi mốt.

phong cách quán cafe được ưa chuộng

Cách trang trí quán cafe đang được giới trẻ yêu chuộng (Ảnh: Internet)

Cafe tối giản (Black & White, Nâu,…)

Thoát khỏi những khuôn khổ phức tạp, lối sống tối giản đã mang lại không gian sống nhẹ nhàng, yên tính và giúp con người có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Chính vì thế, cafe tối giản đã phát triển tại Nhật từ lâu, nhưng tại Việt Nam xu hướng cafe này càng được yêu chuộng. Đặc biệt, mô hình quán cafe nhỏ này phù hợp với nhiều đối tượng: văn phòng, sinh viên, học sinh,… Tông màu décor quán chính là màu trắng, kết hợp với màu đen, nâu và những mảng tường cây xanh nhỏ.

Cafe workshop

Mô hình cafe workshop là một trong những không gian quán cafe “sống mãi với thời gian”. Cách decor quán đơn giản, sử dụng bàn ghế nhỏ gọn bằng gỗ, trang trí thêm cây xanh, wifi phủ sóng “3 vạch”, ổ điện đầy đủ,…. Hơn nữa, trên những mảng tường bạn thường vẽ thêm các dòng “typography” như câu nói truyền cảm hứng, năng lượng tích cực và sáng tạo sẽ thu hút nhiều khách hàng ghé đến để làm việc và học tập.

cafe workshop

Cafe workshop không bao giờ bị lỗi “mốt” (Ảnh: Internet)

Cafe take away

Là mô hình quán cafe nhỏ bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể nhượng quyền thương hiệu cafe take away hoặc tự tạo một “brand” của riêng mình. cafe take away nên có menu đồ uống hấp dẫn, décor “chiếc xe di động” xinh xắn, thu hút sẽ tạo điểm nổi bật, ấn tượng cho khách hàng.

quán cafe ở nhật bản

Quán cafe take away tại Nhật Bản thật xinh xắn (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, nếu bạn đã từng tham gia khóa học pha chế đồ uống thì bạn nên tự sáng tạo công thức mới, chưa xuất hiện trên thị trường để thu hút nhiều khách hàng biết đến quán. Đó sẽ là điểm khác biệt giúp bạn kinh doanh quán cafe nhỏ hiệu quả. Bạn chỉ cần khoảng 50 triệu – 70 triệu trang trí quán cafe nhỏ mà đẹp như những phong cách trên, chắc chắn quán cafe của bạn sẽ được nhiều người check – in và yêu thích.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/mo-hinh-kinh-doanh/quan-cafe-nho

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Khuyến mãi pha chế đăng ký nhanh tay - nhận ngay quà tết

Khuyến mãi pha chế đăng ký nhanh tay - nhận ngay quà tết

Nhân dịp đón xuân Kỷ Hợi 2019, học viên khi đăng ký khóa học tại Dạy Pha Chế Á Âu sẽ được nhận nhiều phần quà hấp dẫn, ưu đãi đặc biệt thông qua chương trình “Đăng ký nhanh tay – Nhận ngay quà Tết”. Chương trình diễn ra từ ngày 05/12/2018 đến hết ngày 25/01/2019.

Nhân dịp đón xuân Kỷ Hợi 2019, học viên khi đăng ký khóa học tại Dạy Pha Chế Á Âu sẽ được nhận nhiều phần quà hấp dẫn, ưu đãi đặc biệt thông qua chương trình “Đăng ký nhanh tay – Nhận ngay quà Tết”. Chương trình diễn ra từ ngày 05/12/2018 đến hết ngày 25/01/2019.

đăng ký học nhận quà tết 2019

Chương trình Đăng ký nhanh tay – Nhận ngay quà Tết đang diễn ra

Bắt kịp xu hướng học pha chế 2019 và nhận quà!

Khi Tết Nguyên Đán và những ngày lễ lớn đang đến gần, các khóa học pha chế chuyên nghiệp lại nhận được sự quan tâm của đông đảo học viên. Các khóa học không chỉ dành cho những ai muốn cập nhật công thức mới bổ sung vào menu mô hình kinh doanh, chăm sóc sức khỏe gia đình mà còn giúp học viên bổ sung kiến thức, kỹ năng, đón nhận những cơ hội nghề nghiệp mới trong năm 2019.

Dạy Pha Chế Á Âu đã chuẩn bị những phần quà hấp dẫn, vừa tạo thêm không khí trong năm mới, vừa giúp học viên có thêm công cụ, dụng cụ phục vụ cho công việc hay thực hành tại nhà. Nếu có ý định đăng ký các khóa học tại Dạy Pha Chế Á Âu thì đây là cơ hội hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.

quà tặng học viên đăng ký tết 2019

Những phần quà ý nghĩa được học viên sử dụng cho công việc của mình

100% học viên được nhận ưu đãi khi đăng ký khóa học

Với tên gọi “Đăng ký nhanh tay – Nhận ngay quà Tết”, chương trình áp dụng cho tất cả KH/HV đăng ký và hoàn thành đủ học phí ít nhất 1 Cấp độ/Tín chỉ/Khóa học ở tất cả chương trình học (nấu ăn, làm bánh, pha chế, Quản trị NH-KS…) bất kỳ tại các chi nhánh của Dạy Pha Chế Á Âu. Phần quà là voucher khóa học (trị giá 300.000 đồng hoặc 500.000 đồng) hay quà tặng hấp dẫn kèm theo tương ứng với ngành học bạn đăng ký.

Voucher cho khóa học tiếp theo

Với voucher 300.000 đồng hoặc 500.000 đồng, học viên có thể sử dụng để đăng ký Cấp độ/ Tín chỉ/ Khóa học tiếp theo.

Bộ dụng cụ pha chế đa năng

Bộ dụng cụ gồm 1 shaker, 1 Strainer, 1 bar spoon, 1 jigger (25-50ml), 1 gắp trang trí ngắn giúp học viên thực hành tại nhà hoặc phục vụ cho công việc. Đây đều là những dụng cụ cơ bản mà người pha chế nào cũng cần có. Đặc biệt, gắp trang trí ngắn được học viên rất yêu thích vì tính tiện dụng cũng như độ thẩm mỹ khi học viên thực hành trang trí đồ uống.

bộ dụng cụ pha chế

Món quà ý nghĩa cho học viên pha chế đăng ký khóa học

Bộ dụng cụ làm bánh tiện lợi

Phần quà dành cho học viên Bếp bánh là 2 cây vét silicon, 2 phới lồng (cây đánh trứng), bộ đui bắt bông kem (24 đuôi). Những dụng cụ này sẽ là một phần không thể thiếu để học viên thực hành làm bánh tại nhà.

bộ dụng cụ làm bánh

Học viên đăng ký khóa học làm bánh hẳn sẽ rất thích món quà này

Làm bếp an toàn với quà từ Bếp nóng

Với món quà là giày bảo hộ (giày bếp), học viên bếp nóng sẽ tránh được những rủi ro và tự tin hơn khi làm chủ không gian bếp. Giày được làm từ chất liệu chống thấm, chịu nhiệt tốt và phần lót bên trong êm ái. Đặc biệt, với khả năng ma sát cao, giày chống trơn trượt, đảm bảo an toàn cho Đầu bếp.

giày bếp bảo hộ

Giày bảo hộ (giày bếp) chống thấm, chống trơn trượt

Bộ cutlery tặng học viên NH-KS

Bộ 5 dao, 3 nĩa, 3 muỗng sẽ là phần quà ý nghĩa dành cho học viên đăng ký khóa học Quản trị Nhà hàng – Khách sạn. Chính món quà tưởng chừng đơn giản này lại đóng vai trò quan trọng giúp học viên học cách nhận biết, thực hành sắp xếp, sử dụng các dụng cụ quan trọng trong nhà hàng, khách sạn.

bộ cutlety nhà hàng khách sạn

Bộ cutlery dành cho học viên ngành NH - KS

Lưu ý khi tham gia chương trình

  • Tất cả các giải thưởng không được quy đổi thành tiền mặt hoặc bất kỳ hình thức nào khác có giá trị tương đương.
  • Chương trình không áp dụng cho các lớp học chuyên đề hoặc học theo món.
  • Voucher sử dụng cho khóa học tiếp theo đến hết tháng 06/2019.

Những ưu đãi hấp dẫn trong chương trình “Đăng ký nhanh tay – Nhận ngay quà Tết” đang chờ đợi bạn. Hãy nhanh chóng liên hệ đến hotline 1800 6148 (miễn phí cước gọi) hoặc đăng ký khóa học trực tiếp tại các chi nhánh của Dạy Pha Chế Á Âu để nhận lộc xuân may mắn ngay bạn nhé!



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/hoat-dong/khuyen-mai-tet-2019

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Những điều cần biết về quy trình nhượng quyền thương hiệu

Những điều cần biết về quy trình nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu – nhà đầu tư không nên chủ quan. Nếu bạn đang tìm kiếm thương hiệu kinh doanh ổn định, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, thì không nên bỏ qua những điều sau đây trước khi thực hiện quy trình nhượng quyền thương hiệu.

Nhượng quyền thương hiệu – nhà đầu tư không nên chủ quan. Nếu bạn đang tìm kiếm thương hiệu kinh doanh ổn định, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, thì không nên bỏ qua những điều sau đây trước khi thực hiện quy trình nhượng quyền thương hiệu.

chuẩn bị gì khi kinh doanh nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu – những điều cần biết

Trong bài viết này sẽ đề cập đến cách gọi như sau: Chủ đầu tư sở hữu thương hiệu nhượng quyền được gọi là bên nhượng quyền, người nhượng quyền. Những nhà đầu tư được gọi là bên nhận quyền, người nhận quyền.

Quá trình nhượng quyền thương hiệu dành cho bên nhượng quyền

Dưới đây là một số thông tin cơ bản mà người nhượng quyền và người nhận quyền cần biết trước khi bắt tay kinh doanh nhượng quyền. Căn cứ theo Điều 11: Nội dung của hồ sơ nhượng quyền trong Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Hợp đồng nhượng quyền có thể gồm các nội dung chính sau:

- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền (Cung cấp hệ thống, bí quyết sản xuất/kinh doanh, hệ thống thương hiệu, các hỗ trợ,…).

- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền (Sở hữu sản phẩm/dịch vụ, đảm bảo quyền lợi, các quy định/cam kết kinh doanh,…).

- Chi phí nhượng quyền, chi phí hoạt động.

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

- Nội dung giải quyết tranh chấp.

Quy trình thực hiện nhượng quyền theo pháp luật

Dạy Pha Chế Á Âu cung cấp một số thông tin khi thực hiện quy trình nhượng quyền theo pháp luật dành cho những chuỗi thương hiệu đang có nhu cầu tìm kiếm những “nhánh nhỏ” tiềm năng, và những doanh nhân đang tìm kiếm thông tin nhượng quyền để mở quán kinh doanh đồ uống.

cơ hội đầy tiềm năng

Nhượng quyền thương hiệu – cơ hội kinh doanh tiềm năng

Thủ tục nhượng quyền

Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Thủ tục nhượng quyền cần có như sau:

- Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt động nhượng quyền thương hiệu.

- Bên nhượng quyền bàn giao Sổ đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký.

Hồ sơ nhượng quyền

Theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Hồ sơ nhượng quyền bao gồm:

- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.

- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu do Bộ Thương hiệu quy định.

- Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao,…)

Bạn có thể hiểu rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền thực hiện nhằm cung cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền.

chính sách hấp dẫn

Nhượng quyền thương hiệu – hỗ trợ nhiều chính sách hấp dẫn

Chính sách nhượng quyền

Đối với bên nhượng quyền, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính sách thông dụng như:

- Hỗ trợ chi phí nhượng quyền

- Hỗ trợ chi phí nội thất

- Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán

- Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,…

- Đồng phục nhân viên

- Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi,…

Các loại chi phí

Thông thường, trong hợp đồng nhượng quyền thì bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu. Trước khi bạn quyết định ký kết với bên nhượng quyền nào đó, bạn nên tham khảo kỹ càng nội dung về các khoản chi phí kể trên một cách rõ ràng, chi tiết dựa trên các thông tin bên nhượng quyền cung cấp.

Cần chuẩn bị gì trước khi nhượng quyền thương hiệu?

mô hình kinh doanh win win

Franchise (nhượng quyền thương hiệu) chiến thắng win – win

Vốn đầu tư

Có thể thấy rằng, chi phí nhượng quyền trà sữa, café,… hiện nay trung bình từ 500 triệu đến 2, 3 tỷ đồng, không hề rẻ. Bạn nên tính toán kỹ càng và chuẩn bị đầy đủ số vốn về các khoản chi phí để tránh được tối thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Nghiên cứu thị trường

Trước khi đăng ký nhận nhượng quyền, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thị trường tiềm năng kinh doanh đồ uống qua một số thông tin dữ liệu khảo sát sau:

sơ đồ thói quen tiêu dùng

Thói quen tiêu dùng đồ uống của khách hàng tại Việt Nam (Nguồn: Q&Me)

tổng số cửa hàng trà sữa

Tổng số cửa hàng trà sữa hiện có tại Việt Nam (Nguồn: Q&Me)

Khảo sát địa điểm

Lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi nên lưu ý đến khách hàng dễ dàng tiếp cận, không gian thoáng mát, chỗ đậu xe, nơi lượng khách mục tiêu đông đúc,… Thế nhưng, khi nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ có lợi thế khi các đối tác hỗ trợ tìm kiếm, lựa chọn địa điểm phù hợp. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến doanh thu và hình ảnh của chủ thương hiệu đó rất lớn.

Lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu

- Xác định tính khả thi của thương hiệu dựa vào các yếu tố sau: Điểm độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường, đối tượng khách hàng có quy mô lớn trong thị trường, thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc.

- Đối tác nhượng quyền có chính sách hỗ trợ ổn định, uy tín, rõ ràng. Thời gian hỗ trợ trong bao lâu? Những quyền lợi khi kinh doanh phát triển,…

- Cẩn thận về các điều khoản, điều mục trong hợp đồng đề cập tới: thời gian, nội dung, cách thức,…

Nhượng quyền thương hiệu - cuộc chiến win – win, đã mang đến sự thỏa hiệp trong kinh doanh là đôi bên cùng có lợi. Trước khi thực hiện quy trình nhượng quyền bạn đừng quên chuẩn bị vốn đầu tư, nghiên cứu thị trường, lựa chọn kỹ càng đối tác,… và các bước nhượng quyền đã cung cấp ở trên nhé!



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/mo-hinh-kinh-doanh/quy-trinh-nhuong-quyen