Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Những điều cần biết về quy trình nhượng quyền thương hiệu

Những điều cần biết về quy trình nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu – nhà đầu tư không nên chủ quan. Nếu bạn đang tìm kiếm thương hiệu kinh doanh ổn định, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, thì không nên bỏ qua những điều sau đây trước khi thực hiện quy trình nhượng quyền thương hiệu.

Nhượng quyền thương hiệu – nhà đầu tư không nên chủ quan. Nếu bạn đang tìm kiếm thương hiệu kinh doanh ổn định, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, thì không nên bỏ qua những điều sau đây trước khi thực hiện quy trình nhượng quyền thương hiệu.

chuẩn bị gì khi kinh doanh nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu – những điều cần biết

Trong bài viết này sẽ đề cập đến cách gọi như sau: Chủ đầu tư sở hữu thương hiệu nhượng quyền được gọi là bên nhượng quyền, người nhượng quyền. Những nhà đầu tư được gọi là bên nhận quyền, người nhận quyền.

Quá trình nhượng quyền thương hiệu dành cho bên nhượng quyền

Dưới đây là một số thông tin cơ bản mà người nhượng quyền và người nhận quyền cần biết trước khi bắt tay kinh doanh nhượng quyền. Căn cứ theo Điều 11: Nội dung của hồ sơ nhượng quyền trong Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Hợp đồng nhượng quyền có thể gồm các nội dung chính sau:

- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền (Cung cấp hệ thống, bí quyết sản xuất/kinh doanh, hệ thống thương hiệu, các hỗ trợ,…).

- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền (Sở hữu sản phẩm/dịch vụ, đảm bảo quyền lợi, các quy định/cam kết kinh doanh,…).

- Chi phí nhượng quyền, chi phí hoạt động.

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

- Nội dung giải quyết tranh chấp.

Quy trình thực hiện nhượng quyền theo pháp luật

Dạy Pha Chế Á Âu cung cấp một số thông tin khi thực hiện quy trình nhượng quyền theo pháp luật dành cho những chuỗi thương hiệu đang có nhu cầu tìm kiếm những “nhánh nhỏ” tiềm năng, và những doanh nhân đang tìm kiếm thông tin nhượng quyền để mở quán kinh doanh đồ uống.

cơ hội đầy tiềm năng

Nhượng quyền thương hiệu – cơ hội kinh doanh tiềm năng

Thủ tục nhượng quyền

Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Thủ tục nhượng quyền cần có như sau:

- Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt động nhượng quyền thương hiệu.

- Bên nhượng quyền bàn giao Sổ đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký.

Hồ sơ nhượng quyền

Theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Hồ sơ nhượng quyền bao gồm:

- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.

- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu do Bộ Thương hiệu quy định.

- Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao,…)

Bạn có thể hiểu rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền thực hiện nhằm cung cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền.

chính sách hấp dẫn

Nhượng quyền thương hiệu – hỗ trợ nhiều chính sách hấp dẫn

Chính sách nhượng quyền

Đối với bên nhượng quyền, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính sách thông dụng như:

- Hỗ trợ chi phí nhượng quyền

- Hỗ trợ chi phí nội thất

- Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán

- Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,…

- Đồng phục nhân viên

- Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi,…

Các loại chi phí

Thông thường, trong hợp đồng nhượng quyền thì bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu. Trước khi bạn quyết định ký kết với bên nhượng quyền nào đó, bạn nên tham khảo kỹ càng nội dung về các khoản chi phí kể trên một cách rõ ràng, chi tiết dựa trên các thông tin bên nhượng quyền cung cấp.

Cần chuẩn bị gì trước khi nhượng quyền thương hiệu?

mô hình kinh doanh win win

Franchise (nhượng quyền thương hiệu) chiến thắng win – win

Vốn đầu tư

Có thể thấy rằng, chi phí nhượng quyền trà sữa, café,… hiện nay trung bình từ 500 triệu đến 2, 3 tỷ đồng, không hề rẻ. Bạn nên tính toán kỹ càng và chuẩn bị đầy đủ số vốn về các khoản chi phí để tránh được tối thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Nghiên cứu thị trường

Trước khi đăng ký nhận nhượng quyền, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thị trường tiềm năng kinh doanh đồ uống qua một số thông tin dữ liệu khảo sát sau:

sơ đồ thói quen tiêu dùng

Thói quen tiêu dùng đồ uống của khách hàng tại Việt Nam (Nguồn: Q&Me)

tổng số cửa hàng trà sữa

Tổng số cửa hàng trà sữa hiện có tại Việt Nam (Nguồn: Q&Me)

Khảo sát địa điểm

Lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi nên lưu ý đến khách hàng dễ dàng tiếp cận, không gian thoáng mát, chỗ đậu xe, nơi lượng khách mục tiêu đông đúc,… Thế nhưng, khi nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ có lợi thế khi các đối tác hỗ trợ tìm kiếm, lựa chọn địa điểm phù hợp. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến doanh thu và hình ảnh của chủ thương hiệu đó rất lớn.

Lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu

- Xác định tính khả thi của thương hiệu dựa vào các yếu tố sau: Điểm độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường, đối tượng khách hàng có quy mô lớn trong thị trường, thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc.

- Đối tác nhượng quyền có chính sách hỗ trợ ổn định, uy tín, rõ ràng. Thời gian hỗ trợ trong bao lâu? Những quyền lợi khi kinh doanh phát triển,…

- Cẩn thận về các điều khoản, điều mục trong hợp đồng đề cập tới: thời gian, nội dung, cách thức,…

Nhượng quyền thương hiệu - cuộc chiến win – win, đã mang đến sự thỏa hiệp trong kinh doanh là đôi bên cùng có lợi. Trước khi thực hiện quy trình nhượng quyền bạn đừng quên chuẩn bị vốn đầu tư, nghiên cứu thị trường, lựa chọn kỹ càng đối tác,… và các bước nhượng quyền đã cung cấp ở trên nhé!



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/mo-hinh-kinh-doanh/quy-trinh-nhuong-quyen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét