Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Giải Mã Mùi Vị Khi Nếm Thử Café

Giải Mã Mùi Vị Khi Nếm Thử Café

Thế nào là một ly café có hương vị hoàn hảo? Trước giờ nếm thử café ngoài vị ngọt, đắng, chua thì bạn cảm nhận được vị nào khác không? Cùng tìm câu trả lời tiêu chuẩn đánh giá mẻ café đạt chuẩn cũng như khám phá những mùi vị café mà trước giờ bạn chưa hề biết.

Thế nào là một ly café có hương vị hoàn hảo? Trước giờ nếm thử café ngoài vị ngọt, đắng, chua thì bạn cảm nhận được vị nào khác không? Cùng tìm câu trả lời tiêu chuẩn đánh giá mẻ café đạt chuẩn cũng như khám phá những mùi vị café mà trước giờ bạn chưa hề biết.

mùi vị cà phê

Các loại hạt café cơ bản

- Robusta: Hương vị đắng, thơm dịu, nước cốt café có màu nâu, không có vị chua, hàm lượng cafein vừa phải.

- Arabica: Thích hợp với các quý cô hơn vì hương vị café đắng nhưng lẫn hương thơm nồng nàng, có vị hơi chua và có màu nâu nhạt.

Hiện Arabica có 2 dòng chính:

+ Café Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ.

+ Café Catimor: mùi thơm nồng nàng, có vị chua.

- Culi Coffee: vị café đắng gắt, đậm đà, hàm lượng cafein tương đối cao, không chua, mỗi trái chỉ có duy nhất một hạt.

- Cherry Coffee: hạt café vàng, mùi thơm nhẹ, vị hơi chua.

Cách nếm thử café

Phương pháp thử truyền thống

Để cảm nhận mùi vị café rõ hơn, bạn có thể bắt đầu với hai trải nghiệm hương vị café đó ra sao bằng bán cầu não phải (nghĩa là ngửi hoặc nếm), sau đó ghi nhận tên gọi của hương vị đó là gì bằng bán cầu não trái. Trước tiên, để nếm thử café cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn loại hạt café muốn thử.

Bước 2: Tiếp đến, xay một ít café với độ mịn phù hợp với máy pha.

Bước 3: Đong một shot espresso khoảng 14 – 15gr café và chiết xuất làm 1 tách café espresso tiêu chuẩn cơ bản

Bước 4: Sử dụng một cái muỗng cho vào tách khuấy theo một chiều và đưa mũi gần xát tách để ngửi. Khi khuấy đồ uống sẽ kích thích các hương vị dậy mùi, đặc biệt là café.

Bước 5: Múc khoảng ½ muỗng café và đưa vào miệng nếm thử.

Bước 6: Sau khi ngửi bằng khướu giác, bạn sử dụng vị giác để cảm nhận hương vị café rõ ràng hơn. Bạn chép miệng tạo thành tiếng động nhiều lận để café hòa trộn với không khí, nước bọt… Sau đó bạn nhổ hỗn hợp trong miệng ra ngoài.

Khi sử dụng phương pháp nếm và thử café này, lưỡi chúng ta có thể phân biệt được rất nhiều mùi phảng phất trong café vì những phần khác nhau của lưỡi sẽ phát hiện ra những mùi vị khác nhau.

cafe không chỉ có vị đắng

Café không chỉ có vị đắng, ngọt, chua mà còn hơn thế nữa

Tiếp đến, cách gọi tên các hương vị bằng vị giác như sau:

- Phần trên và trong cùng của lưỡi sẽ cảm nhận các vị như: đắng, ngọt, mặn, chua…

- Mặt bên lưỡi sẽ cảm nhận các vị lạ như: vị umami (vị mì chính), hôi, thối, mốc…

Theo các nghiên cứu về thụ cảm hương vị nhận thấy rằng đầu lưỡi chính là nơi cảm nhận mùi vị rõ ràng nhất.

sơ đồ mô tả cảm nhận vị của lưỡi

Sơ đồ mô tả cảm nhận vị của lưỡi (Nguồn: Tasting beer, master guide book)

Nghệ thuật nếm thử café chuẩn SCAA

Nghệ thuật nếm thử café, tiếng Anh gọi là Sensory Coffee là một trong những kỹ năng nâng cao mà barista nào cũng muốn nhận được chứng chỉ SCA của Hiệp hội Speciality Coffee của Hoa Kỳ. Một số tiêu chí đánh giá mẫu thử café đạt chuẩn như sau:

- Fragrance/Aroma: Fragance là mùi thơm của café bột sau khi xay, còn khô và Aroma là hương café khi có nước.

- Flavor (hương vị): thể hiện đặc tính chủ yếu của loại hạt café, hương vị có thể tạo ra từ Aroma, Acidity đầu tiên đến Aftertaste cuối cùng.

- Aftertaste (hậu vị): là độ dài của hương vị đến từ sau họng và duy trì sau khi café được nuốt. Nếu hậu vị ngắn và không dễ chịu thì điểm số mẫu thử thấp.

- Acidity (độ chua): là độ chua của hạt café. Mức độ Acidity là điểm cuối cùng trong phần đánh giá. Café được mong đợi có chỉ số Acidity cao. Vị chua đóng góp vào sự sống động, độ ngọt và đặc điểm của hạt café.

- Body (độ đậm): là vị café trong miệng, được chia làm hai mức độ là heavy body và lighter body. Độ đậm dày có thể nhận được điểm số cao, độ đậm thấp hơn mang lại cảm giác dễ chịu, lượng caffein tương đối. Bạn thường cảm nhận body ở giữa lưỡi và vòm miệng.

- Balance (độ cân bằng): là độ cân bằng cần thiết giữa các yếu tố như Flavor, Aftertaste, Acidity and Body từ mẫu thử.

- Sweetness (độ ngọt): bạn không thể cảm nhận được trực tiếp vị ngọt của café khi nếm thử như các loại đồ uống có vị ngọt. Thuộc tính này sẽ được đánh giá khi café xuống vòm họng và để lại hậu ngọt trong thời gian sau khi nếm thử café.

- Clean cup (cup sạch): là độ trong suốt về hương vị của cupping. Hương vị lạ mà không có nguồn gốc từ café, sẽ không đạt chuẩn như: hôi, mốc… Yếu tố này thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và nguồn nước sử dụng.

- Uniformity (độ đồng nhất): sự đồng nhất về hương vị của những cốc café trong cùng một mẫu được nếm.

- Overall: điểm tổng phản ánh đánh giá tích hợp của hệ thống các mẫu được thử. Một mẫu đạt hài lòng cao nhưng không đạt chuẩn về hương vị sẽ nhận được điểm thấp. Café đạt chuẩn sẽ phản ánh được hương vị đặc trưng của hạt café.

- Defects: là khuyết điểm của café, lỗi này thuộc vào hương/vị của mẫu cupping. Điểm lỗi sẽ được nhân và trừ đi tổng điểm theo hướng dọc/ngang trên bản mẫu tính điểm. Lỗi phải được phân loại “taint” hay “faut”. Taint là hương vị lạ, Faul là vị quá mạnh, không ngon.

Giải mã mùi vị khi nếm thử cafe

Nước chiết café: có màu nâu cánh gián, hấp dẫn, đầy đủ đặc trưng chất lượng mong muốn, không có mùi lạ, hài hòa và tinh khiết

cảm nhận hương vị

Ngửi, nếm, cảm nhận hương vị chậm lại để nhận biết rõ ràng hơn

Các vị khi nếm thử cafe

- Vị chua : được tạo ra từ nước chiết café, do các axit vô cơ và hữu cơ gây nên.

- Vị đắng: do chuyển hóa trong suốt quá trình rang café.

- Vị đắng cháy: do quá trình rang bị cháy, hoặc nén café quá mạnh làm nước chiết café cháy.

- Vị khé chát: là vị lưỡi gây se lưỡi do café thu hoạch chưa đúng mùa vụ.

- Vị kim loại: lạnh như mùi kim loại.

- Vị dịu: là hương vị tinh khiết, không có mùi lạ, hương thơm đầy đủ.

- Vị nhạt: do quá trình chiết café nén quá lỏng, hoặc dưới mức cho phép làm cho vị café lẫn nước quá nhiều.

- Vị đậm đặc: thể chất của nước chiết café phong phú.

- Vị mặn: vị chát trong nước cốt café giống như có muối.

Mùi hương cảm nhận khi ngửi café

- Mùi đất: thường giống mùi đất ấm.

- Mùi vỏ quả: mùi hăng đặc trưng của hạt café chín, do không chế biến kịp nên bị lên men và nhiễm vào bên trong.

- Mùi mốc: mùi của các loại nấm mốc.

- Mùi ôi, hôi: do café rang để lâu, chất béo bị oxy hóa hoặc bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến hay bảo quản.

- Mùi dấm: mùi chua giống mùi vị của dấm.

Từ những tiêu chí về nghệ thuật nếm thử café trên cùng với các hương vị chuẩn của café mang lại, bạn có thể rút ra bài học khi rang xay và pha chế café. Bạn cần chú ý đến những tiêu chuẩn như: nhiệt độ, ánh sáng, nguồn nước, chất lượng café, vệ sinh…



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/kien-thuc-ky-nang/thu-nem-vi-ca-phe

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Công Thức Pha Chế Cà Phê Nước Cốt Dừa Béo Thơm Gây Ghiện

Công Thức Pha Chế Cà Phê Nước Cốt Dừa Béo Thơm Gây Ghiện

Cà phê nước cốt dừa là thức uống độc đáo được nhiều tín đồ cà phê yêu thích. Hương vị nước cốt dừa béo, thơm đặc trưng kết hợp với cà phê giúp xua tan mệt mỏi, nạp năng lượng cho cơ thể. Hãy tham khảo cách pha chế cà phê nước cốt dừa để thưởng thức, bạn sẽ yêu ngay thức uống đang “làm mưa làm gió” trên thị trường.

Chiết xuất nước cốt dừa nguyên chất

Nước cốt dừa là một trong hai nguyên liệu quyết định chất lượng thức uống. Vì vậy, bạn cần sơ chế cẩn thận. Bạn mua 300gr ơm dừa nạo, loại dùng để lấy nước cốt. Sau khi mua về, bạn cho cơm dừa nạo vào máy xay sinh tố, thêm vào lượng nước ấm xâm xấp mặt cơm dừa, nhấn nút và xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp vừa xay ra túi và lọc lấy nước cốt.

Pha cà phê nước cốt dừa

Bạn cho lần lượt vào máy xay sinh tố các nguyên liệu theo định lượng như sau: 20ml sữa đặc, 20gr vanilla frappe, 20ml kem béo lỏng, 50ml nước cốt dừa, đá viên. Sau đó, bạn nhấn nút đảo rồi mới chuyển sang chế độ xay cho đến khi các nguyên liệu nhuyễn mịn.

Cho hỗn hợp vừa xay ly thủy tinh rồi rót 20ml Espresso Coffee vào là hoàn thành thức uống rồi.

món cà phê yêu thích

Với 3 bước đơn giản, hoàn thành ngay món cà phê yêu thích

Trang trí và thưởng thức vị ngon của món cà phê

Để cà phê cốt dừa thêm hấp dẫn, bạn có thể chuẩn bị một ít kem tươi. Sau khi thức uống được pha chế xong, bắt kem tươi lên trên miệng ly và thưởng thức.

kem tươi tăng độ hấp dẫn

Thêm kem tươi để tăng độ hấp dẫn cho thức uống

Món cà phê nước cốt dừa của Dayphache.edu.vn sử dụng kết hợp thêm vanilla frappe cùng kem béo có tác dụng tăng độ béo và thơm cho nước cốt dừa. Nhờ vậy, khi kết hợp với cà phê đã tạo nên sử hòa quyện hoàn hảo giữa vị đắng thơm của cà phê và thơm béo của nước cốt dừa.

Nếu bạn đã trót say mê hương vị của món cà phê nước cốt dừa thì cách đơn giản để có thể nhâm nhi thức uống yêu thích mỗi ngày là tự tay pha chế. Cách làm cà phê nước cốt dừa đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm là dành cho bạn. Hãy thử thực hiện và cho chúng tôi xem thành phẩm của các bạn nhé. Ngoài cà phê nước cốt dừa, tại Dayphache.edu.vn, bạn có thể tìm thấy nhiều công thức pha chế cà phê thơm ngon khác đấy. Đừng quên theo dõi website thường xuyên nhé!



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/cong-thuc/cafe/nuoc-cot-dua

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Anh Đinh Hồng Hiệp – Mở Quán “Kỳ Vintage Coffee” Sau 3 Tháng Học Pha Chế

Anh Đinh Hồng Hiệp – Mở Quán “Kỳ Vintage Coffee” Sau 3 Tháng Học Pha Chế

Ở thành phố biển Nha Trang có một quán café đặc biệt mang tên Kỳ Vintage Coffee. Đây chính là “đứa con tinh thần” của anh Đinh Hồng Hiệp - cựu học viên Dạy Pha Chế Á Âu (DPCAAu). Anh từng kinh doanh nội thất, nhưng vì đam mê khám phá các hương vị đồ uống, đặc biệt là café nên đã rẽ hướng sang mở quán café chỉ sau 3 tháng học nghề

Ở thành phố biển Nha Trang có một quán café đặc biệt mang tên Kỳ Vintage Coffee. Đây chính là “đứa con tinh thần” của anh Đinh Hồng Hiệp - cựu học viên Dạy Pha Chế Á Âu (DPCAAu). Anh từng kinh doanh nội thất, nhưng vì đam mê khám phá các hương vị đồ uống, đặc biệt là café nên đã rẽ hướng sang mở quán café chỉ sau 3 tháng học nghề

anh đinh hồng hiệp

Gặp gỡ anh Đinh Hồng Hiệp - cựu học viên khóa Pha Chế Đặc Biệt lớp K276, tại chi nhánh DPCAAu Nha Trang, trong không khí mùa hè vô cùng sôi động và nhộn nhịp tại TP. Nha Trang. Những chùm hoa phượng đã bắt đầu nở rộ, tiếng ve kêu râm ran trên đường đến quán cafe. Một mảng tường màu vàng vintage xuất hiện trên con đường Trần Nhật Duật, đó là lúc chúng tôi bắt gặp Kỳ Vintage Coffee.

Nói về cái tên Kỳ Vintage Coffee, anh Hiệp nở nụ cười tự hào vì đó là tên con gái của anh. Sau 3 tháng học pha chế, anh đã bắt đầu hoàn thành mục tiêu khởi nghiệp kinh doanh với mô hình quán mang phong cách vintage. “Kỳ” là điểm đến lý tưởng để bạn được “sống” trong từng khoảnh khắc, kỷ niệm đẹp đẽ của ông bà, bố mẹ ta đã trải qua.

khám phá hương vị mới

Kể về những công việc trước đây, anh Hiệp đã và đang kinh doanh nội thất gỗ. Thế nhưng vì tình yêu và đam mê chinh phục các loại đồ uống, anh đã rẽ hướng sang kinh doanh café. Tận dụng thế mạnh và kiến thức về đồ gỗ, anh đã tự tay làm bàn ghế tại Kỳ Vintage Coffee theo ý muốn của mình. Anh tâm sự: “Khoảng 80% quán là anh tự tay thực hiện, anh là người cầu toàn nên không hài lòng khi thuê người thiết kế”. Thật vậy, từng góc quán café, chúng tôi có thể cảm nhận được tâm huyết của anh được đầu tư kỹ lưỡng, trang trí tỉ mỉ và thể hiện được phong cách riêng của quán rõ ràng.

Khi được hỏi tại sao anh Hiệp chọn phong cách hoài cổ, trầm lắng giữa thành phố biển Nha Trang nhộn nhịp và sôi động? Anh chia sẻ rằng: “Những điều xưa luôn đẹp và bền vững, tại sao mình là người trẻ lại không tận dụng và trân trọng? . Bên cạnh đó, anh hay đi café ở nhiều nơi thì mô hình vintage thường được trang trí với tông màu tối. Anh muốn Kỳ Vintage Coffee không chỉ là nơi thư giãn mà còn là nơi của các bạn khách hàng đến đây học tập và làm việc”. Vì thế, anh đã tận dụng những khoảng trống để lấy ánh sáng tự nhiên từ mặt trời vào buổi sáng, kết hợp với không gian xanh và gam màu cổ điển để mang lại cảm giác như ngôi nhà ngày xưa, nhưng cũng không kém phần hiện đại.

những điều xưa cũ

Những món đồ xưa cũ mà vẫn trường tồn với năm tháng, làm cho mỗi người đến với Kỳ sẽ nhớ về kí ức một thời đã trải qua hoặc bắt gặp đâu đó. Vì thế, chính tay anh đã lựa chọn và sưu tầm nhiều đồ cổ có tuổi đời lâu năm ở ngoài Bắc như: chiếc radio cũ, bàn máy may, tủ “gác măng giê”… dùng để trang trí. Tuy chúng không có hoa văn tỉ mỉ hay sắc sảo như đồ nội thất hiện nay, nhưng đây là những vật dụng quen thuộc với thời ông bà và mang vẻ đẹp riêng, cuốn hút với chúng ta bây giờ. Chính điều này đã mang lại cảm giác tự nhiên, thoải mái như ở nhà mà không ai nghĩ đây là một quán café cả.

không gian ấm cúng

Không gian ấm cúng và gần gũi của Kỳ Vintage Coffee

Cách thiết kế quán dựa trên phong cách của những năm 60s thuộc thế kỷ 20. Anh Hiệp sử dụng gỗ làm vật liệu chính, bàn ghế góc cạnh mềm mại và không chạm khắc phức tạp mang lại cảm giác thoải mái, khách hàng có thể tựa lưng thư giãn khi đến đây. Mỗi góc nhỏ đều tái hiện khung cảnh ngày xưa rõ rệt và tạo nên không gian gần gũi, quen thuộc đối với bất kỳ ai.

kỷ niệm thời thơ ấu

Khi được hỏi về những khó khăn thuở bắt đầu kinh doanh lĩnh vực café, anh Hiệp bày tỏ: “Thời gian đầu, khó khăn lớn nhất của quán là tiếp cận khách hàng vì nằm ở vị trí không được đông đúc người đi lại. Nhưng nhờ kiến thức cơ bản của lớp Pha Chế Đặc Biệt đã giúp anh có thể tạo nên đa dạng hương vị khác nhau, pha chế đồ uống phù hợp với khẩu vị người uống, cũng như anh tự hoạch định chi tiết thu chi, những điều cần thiết khi mở quán café mà thầy cô đã chia sẻ”.

kỷ niệm đẹp của anh đinh hồng hiệp

Kỷ niệm đẹp của anh Đinh Hồng Hiệp cùng lớp học Pha Chế Đặc Biệt K276

chỉ thành công mới được công nhận

Sắp tới anh Đinh Hồng Hiệp sẽ mở rộng quán café và phát triển quán để được nhiều người biết đến, đặc biệt là khách nước ngoài đến du lịch tại Nha Trang. Anh ấp ủ mong muốn giới thiệu nét đẹp và văn hóa truyền thống bền vững của người Việt.

Khép lại buổi “đi café” tại Kỳ Vintage Coffee, chúng tôi cảm nhận được tâm huyết của anh Đinh Hồng Hiệp cũng như sự sáng tạo vào từng góc quán, lối đi… DPCAAu chúc những dự định sắp tới của anh Đinh Hồng Hiệp thành công. Chúc cho Kỳ Vintage Coffee sẽ lưu giữ thêm nhiều khoảnh khắc đẹp đẽ về gia đình nhỏ của anh cũng như mọi khách hàng ghé đến nơi này!



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/guong-thanh-cong/dinh-hong-hiep

Hóa Ra Nước Ép Ngon Chỉ Nhờ Vào 4 Mẹo “Đơn Giản” Này

Hóa Ra Nước Ép Ngon Chỉ Nhờ Vào 4 Mẹo “Đơn Giản” Này

Cùng với nhu cầu ngày càng cao về thức uống tốt cho sức khỏe (healthy drink), nước ép có hương vị thơm ngon được pha chế từ những nguyên liệu tươi mới đã trở thành lựa chọn của số đông. Công thức pha chế nước ép đơn giản nhưng nếu thiếu đi những bí quyết sơ chế nguyên liệu và bảo quản, thức uống sẽ không đạt tới hương vị ngon nhất.

Cùng với nhu cầu ngày càng cao về thức uống tốt cho sức khỏe (healthy drink), nước ép có hương vị thơm ngon được pha chế từ những nguyên liệu tươi mới đã trở thành lựa chọn của số đông. Công thức pha chế nước ép đơn giản nhưng nếu thiếu đi những bí quyết sơ chế nguyên liệu và bảo quản, thức uống sẽ không đạt tới hương vị ngon nhất.

nước ép ngon

Nước ép ngon phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bạn là người thường xuyên pha chế nước ép để tự phục vụ bản thân hoặc cho cả gia đình? Bạn là chủ của một mô hình kinh doanh đồ uống mà nước ép là “át chủ bài”? Bên cạnh công thức pha chế, những bí quyết sơ chế nguyên liệu như trái cây, rau củ, đường… và cách bảo quản nước ép đảm bảo hương vị và dinh dưỡng sẽ vô cùng cần thiết, chúng giúp bạn tạo ra được một ly thức uống thu hút nhiều người thưởng thức.

Sơ chế nguyên liệu như thế nào để nước ép có vị ngon, màu đẹp?

Thói quen pha chế của nhiều người là ép lấy nước cốt của nguyên liệu, khuấy cùng đường và đá viên. Nhưng bạn có biết, đây là một trong những nguyên nhân khiến nước ép bị tách lớp, đắng hoặc đổi màu và không còn hương thơm đặc trưng của nguyên liệu pha chế? Để khắc phục những vấn đề gặp phải khi pha chế này, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác trong quá trình sơ chế nguyên liệu.

Sơ chế rau củ

Với các loại rau củ, bạn cần ngâm chúng trong nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Trong quá trình rửa, bạn thao tác nhẹ tay, không làm dập nát để tránh ảnh hưởng đến màu sắc thức uống. Nếu bạn muốn sơ chế rau củ và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng cho những lần tiếp theo, rau củ cần để thật ráo nước, cho vào hộp hoặc gói lại bằng màng bọc thực phẩm, cho vào trong ngăn mát tủ lạnh, rau và củ nên đặt riêng để không bị ám mùi lẫn nhau. Nếu bạn muốn sử dụng nước ép không dùng đá, hãy sử dụng rau củ đã được ướp lạnh.

các loại rau củ

Các loại rau củ nên được rửa với nước muối loãng trước khi ép lấy (Ảnh: Internet)

Sơ chế trái cây

Bằng cách ngâm các loại trái cây qua đường, trái cây khi ép sẽ giữ được màu sắc tự nhiên. Không những thế, ngâm đường giúp chuối, táo, bơ… không bị thâm, đen khi tiếp xúc với không khí. Đặc biệt, ngâm đường cũng giúp trái cây giữ được thành phần dinh dưỡng.

Những người đang kinh doanh nước ép, yêu cầu sử dụng số lượng trái cây nhiều, việc ngâm trái cây với đường sẽ giúp bạn đảm bảo trái cây vẫn thơm ngon sau 1 khoảng thời gian dài sơ chế. Hơn nữa, cùng là 1kg trái cây nhưng nếu bạn sử dụng phần ngâm qua đường, lượng nước ép thành phẩm thu được sẽ nhiều hơn mà vẫn chất lượng.

ngâm trái cây với đường

Hãy ngâm trái cây với đường trước khi làm nước ép để thấy được sự kỳ diệu

Ngoài rau, trước khi khuấy nước ép với đường và đá, bạn hãy cho vào một ít nước cốt chanh. Acid trong chanh sẽ giúp thức uống lâu đổi, xuống màu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ép

Chất lượng nguyên liệu

Nguyên liệu quyết định đến 80% chất lượng thức uống. Vì vậy, khi lựa chọn trái cây, rau củ để pha chế nước ép, bạn cần lưu ý đến độ tươi mới của rau củ. Xem xét thời gian thu hoạch cho đến thời điểm hiện tại là bao lâu để lựa chọn được loại tươi nhất. Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý cách sơ chế và bảo quản chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

nguyên liệu làm nước ép

Nguyên liệu làm nước ép cần 100% độ tươi mới

Sử dụng loại máy ép nào?

Chất lượng và công nghệ của máy ép hoa quả càng cao, khả năng nước ép bị mất dinh dưỡng trong quá trình ép càng thấp. Hiện nay, máy ép chậm là một lựa chọn tuyệt vời cho pha chế nước trái cây. Loại máy này sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, do công nghệ ép chậm, không sinh nhiệt, không thái hay băm nát hoa quả, rau củ nên không xảy ra các phản ứng hóa học phá hỏng chất dinh dưỡng, nước ép không bị tách nước, lượng nước ép được nhiều hơn.

sử dụng máy ép công nghệ cao

Sử dụng máy ép công nghệ cao để nước ép giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

Vấn đề vệ sinh

Với các dụng cụ pha chế như máy ép hoa quả, ly, chai, bình, lọ chứa nước ép, vệ sinh sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến hương vị thức uống. Bạn đặc biệt lưu ý vấn đề làm sạch máy ép, kiểm tra xem máy có bị ám mùi và cáu bẩn từ lần ép trước không.

sử dụng đồ chứa bằng thủy tinh

Sử dụng đồ chứa bằng thủy tinh để thức uống không bị biến chất

Nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng đến thời gian bảo quản

Bạn không nên đặt nước ép ở những nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh hoặc ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hương vị, dinh dưỡng của thức uống mà còn làm rút ngắn thời gian sử dụng vào bảo quản thức uống.

Nguyên tắc sử dụng và bảo quản nước ép

Một nguyên tắc “tối thượng” để thưởng thức ly nước ép là uống ngay khi hoàn thành. Lúc này là thời điểm hương vị và dinh dưỡng của nước ép ở mức cao nhất.

Nếu pha chế và chưa thể thưởng thức ngay, bạn có thể áp dụng cách bảo quản nước ép sau đây:

Cho nước ép vào bình, chai, lọ thủy tinh đã được vệ sinh sạch sẽ, đậy kín nắp, bạn có thể thêm vài lớp màng bọc thực phẩm và đặt trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 2 độ C.

Nếu vận chuyển đi nơi khác, bạn nên dùng đá hoặc bình giữ nhiệt để đảm bảo rằng, trong suốt thời gian di chuyển, nước ép vẫn được giữ lạnh.

Theo FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ), các loại nước ép tươi không qua xử lý có thể bảo quản trong 7 ngày. Nhưng thông thường, 3 ngày là thời gian thưởng thức nước ép tốt nhất, vì lúc này chúng vẫn giữ được phần lớn hương vị, màu sắc và dinh dưỡng.

Dùng nước ép sau khi giữ lạnh và bảo quản, bạn nên đặt ở nhiệt độ thường khoảng 20 phút để độ lạnh giảm bớt rồi mới thưởng thức.

nước ép dinh dưỡng

Nước ép thơm ngon và dinh dưỡng nhất là lúc vừa ép xong

Các nguyên liệu tuyệt đối không kết hợp với nhau

Trong một số công thức pha chế nước ép, việc kết hợp nhiều loại trái cây sẽ tạo hương vị thơm ngon và dinh dưỡng cho thức uống. Tuy nhiên, một số trái cây khi dùng cùng nhau sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Dưới đây là danh sách nguyên liệu không nên cùng tiêu thụ:

Cam và cà rốt (ảnh hưởng đến thận)

Ổi và chuối (gây buồn nôn, nhức đầu…)

Đu đủ và chanh (gây thiếu máu)

Cam và sữa (không tốt cho tiêu hóa)

Rau quả và trái cây (nhức đầu, tiêu chảy)

Sữa và dứa (buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày)

Táo, lê, nho, cà rốt và củ cải trắng (suy tuyến giáp trạng và bướu cổ)

Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về pha chế các thức uống như nước ép, sinh tố hoặc một số thức uống không cồn, thức uống có cồn khác để chăm sóc gia đình tốt hơn hoặc kinh doanh quán nước thì có thể đăng ký các khóa học pha chế tại DPCAAu. Giảng viên là những chuyên gia pha chế hàng đầu sẽ chia sẻ đến bạn những bí quyết pha chế thức uống thơm ngon, độc quyền.

Mọi thông tin chi tiết, mời bạn truy cập website dayphache.edu.vn, gọi điện thoại đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại thông tin liên hệ tại form bên dưới nhé!



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/kien-thuc-ky-nang/meo-pha-che-nuoc-ep

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

3 Thao Tác Nhất Định Phải “Đúng” Kỹ Thuật Khi Pha Espresso

3 Thao Tác Nhất Định Phải “Đúng” Kỹ Thuật Khi Pha Espresso

Quá trình pha chế một ly espresso chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút 30 giây đồng hồ. Trong thời gian đó, nếu một thao tác pha chế không chuẩn, espresso ra đời sẽ không đạt sự hoàn hảo về vị đắng, độ chua, độ thơm và độ sánh hoặc tệ hơn là bạn hoàn toàn không cảm nhận được hương vị đặc trưng của thức uống espresso trứ danh.

Quá trình pha chế một ly espresso chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút 30 giây đồng hồ. Trong thời gian đó, nếu một thao tác pha chế không chuẩn, espresso ra đời sẽ không đạt sự hoàn hảo về vị đắng, độ chua, độ thơm và độ sánh hoặc tệ hơn là bạn hoàn toàn không cảm nhận được hương vị đặc trưng của thức uống espresso trứ danh.

pha chế espresso

Quá trình pha chế espresso đòi hỏi Barista phải cẩn thận và tỉ mỉ trong từng thao tác

Café espresso là kết quả của việc nén nước nóng với áp suất cao qua một lớp bột café. Trong quá trình chiết xuất, nếu lớp bột café trên basket (tay pha) phân bố không đồng đều, nơi dày nơi mỏng hoặc bột nén không chặt, bề mặt bị nghiên… sẽ dẫn đến hiện tượng chiết xuất không đều (channeling) làm cho café espresso không thơm, màu sắc kém và nhạt vị. Tất cả các vấn đề trên đều có thể xử lý bằng cách các thao tác pha chế tiêu chuẩn sau:

Thao tác san phẳng bề mặt (Grooming)

Khi lấy bột café từ máy xay vào basket, café sẽ không nằm gọn trong basket. Lúc này, bạn cần gạt đi phần bột café thừa, đồng thời dàn trải đều để mặt bột bằng phẳng. Mặt bột bị nghiên chính là nguyên nhân nước chỉ tập trung chảy về khu vực thấp, café sẽ không được chiết xuất toàn bộ.

bột cafe

Bột café bên trong basket phải được san phẳng

Thao tác Grooming có thể được thực hiện bằng tay hoặc công cụ riêng. Tuy nhiên, nếu Grooming bằng tay, café có thể chỉ được dàn đều ở lớp bề mặt chứ không thể ổn định cấu trúc bên dưới. Hơn nữa, nếu là một Barista, dùng tay Grooming hoàn toàn không thể hiện sự chuyên nghiệp của chính bạn và không đảm bảo vệ sinh. Sử dụng dụng cụ Grooming, bạn chỉ mất vài giây để gạt bỏ phần bột café thừa và làm phẳng bề mặt bột hoàn hảo. Bạn chỉ cần đặt Grooming tool vào basket, nhấn nhẹ và xoay vài vòng là hoàn thành.

Thao tác nén (Tamping)

Thao tác Tamping có nhiệm vụ loại bỏ các khoảng trống giữa các hạt café, làm cho phần bột café được nén chặt hơn. Từ đó, áp suất của nước nóng có thể thấm đều giúp chiết xuất trọn vẹn tinh chất café.

Thao tác Tamping không chỉ đơn giản là dùng dụng cụ nén và nhấn xuống. Bạn cần lưu ý các yếu tố như: chất lượng và độ mịn của bột café để cân nhắc lực nén. Bạn không nén quá lỏng cũng không nén quá chặt. Nếu nén quá lỏng, nước nóng dễ dàng len lõi vào lớp bột và chảy xuống ly, các tinh chất trong bột cafe không được chiết xuất hoàn toàn. Nếu nén quá chặt, nước nóng lại khó thấm và chảy qua lớp bột café, lúc này sẽ xảy ra tình trạng chảy chậm ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị espresso.

không nén quá chặt

Không nén quá chặt hoặc quá lỏng, cùi chỏ và cổ tay phải nằm trên một đường thẳng

Khi thực hiện thao tác Tamping, bạn phải giữ chùi chỏ và cổ tay trên một đường thẳng. Đây là cách giúp bạn bề mặt bột café sau khi nén được phẳng, không bị nghiên hoặc chênh.

Thao tác gõ (Tapping)

Một số Barista khi nén thường có thói quen gõ basket xuống bàn hoặc dùng dụng cụ nén, gõ vào thành basket để loại bỏ phần bột café còn dính xung quanh thành. Thao tác này không sai nhưng chỉ cần lực tác động mạnh một chút, thao tác Grooming và Tamping bạn thực hiện trước đó sẽ hoàn toàn vô ích, café ở thành basket sẽ bị hở dẫn đến tình trạng chiếc xuất không đều.

Vì vậy, khi thực hiện thao tác gõ, bạn lưu ý nhẹ tay. Hoặc có thể không cần thực hiện thao tác Tapping để đảm bảo chất lượng espresso nhé!

các thao tác kỹ thuật chuẩn

Các thao tác kỹ thuật chuẩn sẽ cho ra đời những shot espresso hoàn mỹ

Là một Barista chuyên nghiệp, bạn nhất định phải thành thạo các thao tác pha chế để cho ra đời thức uống chinh phục khẩu vị mọi thực khách. Rèn luyện nhuần nhuyễn các thao tác kỹ thuật khi pha chế là cả một quá trình dài đòi hỏi bạn không ngừng tiếp nhận kiến thức và kiên trì luyện tập.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/kien-thuc-ky-nang/ky-thuat-pha-espresso

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Mở Quán Trà Sữa “Ống Nghiệm” Tự Chọn Như Thế Nào?

Mở Quán Trà Sữa “Ống Nghiệm” Tự Chọn Như Thế Nào?

Mô hình trà sữa tự chọn đã quay trở lại và lợi hại hơn xưa. Khi quán trà sữa không chỉ là nơi có “background” đẹp từng milimet, mà còn là nơi các ly thức uống, sản phẩm đẹp mắt đáng được quan tâm đến. Vì thế chính những ly trà sữa hấp dẫn, đầy lôi cuốn sẽ là một trong những yếu tố kéo chân và giữ chân khách hàng nhớ đến thương hiệu kinh doanh của bạn.

Mô hình trà sữa tự chọn đã quay trở lại và lợi hại hơn xưa. Khi quán trà sữa không chỉ là nơi có “background” đẹp từng milimet, mà còn là nơi các ly thức uống, sản phẩm đẹp mắt đáng được quan tâm đến. Vì thế chính những ly trà sữa hấp dẫn, đầy lôi cuốn sẽ là một trong những yếu tố kéo chân và giữ chân khách hàng nhớ đến thương hiệu kinh doanh của bạn.

các bước mở quán trà sữa

Giải mã các bước mở quán trà sữa tự chọn

Nổi lên các xu hướng quán trà sữa “độc mà lạ”

Một trong những mô hình mới nhất hiện nay là trà sữa ống nghiệm. Khi nghe tên mô hình trà sữa này có thể làm mọi người hoảng sợ và hoang mang. Nhưng chính nhờ sự khác biệt đó đã làm cho khách hàng tò mò trà sữa ống nghiệm có gì?

Có thể bạn đã từng trải nghiệm một trong những mô hình trà sữa như lẫu trà sữa, trà sữa xô, trà sữa tự chọn trước đây. Thế nhưng khách hàng đã có gu thưởng thức đồ uống đẳng cấp và mong muốn trải nghiệm thực tế hơn. Hiểu được điều đó, mô hình trà sữa tự chọn theo kiểu “shopping” có thể thỏa mãn được nhu cầu ấy. Với mô hình trà sữa ống nghiệm, bạn không chỉ được lựa chọn tha hồ các loại topping hấp dẫn, mà còn được trải nghiệm như người pha chế thực thụ, tự tay chọn hương vị, lượng đường, kích cỡ ly… Chính điều này làm cho nhiều khách hàng mong muốn được khám phá từng hương vị trà sữa do chính tay mình làm nên như thế nào, cũng như thưởng thức vị trà sữa kết hợp đa dạng sẽ ra sao thay vì các món trà sữa quen thuộc trước đây.

Muốn mở quán trà sữa cần chuẩn bị gì?

Cách pha chế và định lượng nguyên liệu

Đối với mô hình trà sữa ống nghiệm, bạn nên chuẩn bị nguyên liệu làm trà sữa được định lượng sẵn để khách hàng tự lựa chọn, đảm bảo chất lượng từng ly một. Vì thế, bạn phải là người hiểu và nắm rõ công thức pha trà sữa chuẩn xác, chuẩn bị nhiều mức đường để khách hàng lựa chọn như: 30%, 50%, 70%, 100% đường. Loại đường sử dụng là đường nước để dễ pha chế và nhanh tan hơn. Vì trà sữa ống nghiệm sử dụng nguyên liệu pha tại chỗ, không có thời gian cho trà sữa nghỉ hay tạo vị béo ngọt đặc trưng. Bạn nên thử nếm qua những ly trà sữa đó, điều chỉnh sao cho phù hợp trước khi kinh doanh.

pha chế theo công thức chuẩn

Pha chế theo công thức chuẩn giảm bớt tình huống “fail” khi làm trà sữa

Chuẩn bị list topping trà sữa ấn tượng

Dưới đây sẽ là một trong những loại topping trà sữa không thể thiếu khi mở quán trà sữa tự chọn:

- Trân châu trắng, đen

- Trân châu củ năng

- Thạch trái cây, thạch aiyu, thạch dẻo, thạch sợi…

- Milkfoam, kem cheese

- Pudding, bánh flan

- Sương sáo

các loại thạch và nền

Các loại thạch và nền trà sữa phổ biến

Bên cạnh đó, bạn nên sưu tầm thêm một số loại thạch hot trend khác để thu hút khách hàng lựa chọn. Bạn nên đựng topping trà sữa trong các hộp nhựa có thể tái sử dụng hoặc hộp giấy có nắp trong để khách hàng tiện thấy được màu sắc và độ hấp dẫn của topping khi lựa chọn nhé.

Dụng cụ đựng trà sữa

Không thể thiếu những dụng cụ đựng nguyên liệu có hình dạng liên quan đến phòng thí nghiệm. Bạn có thể sử dụng loại ống nhựa chất lượng cao để giảm tình trạng bể hoặc vỡ, tất nhiên là dễ vệ sinh và có nắp đậy kín và ghi chú cụ thể trên từng lọ để khách hàng dễ nhận biết. Nếu bạn chọn mô hình trà sữa khác, bạn có thể sử dụng các dụng cụ liên quan đến “concept” quán để tăng thêm sức hút cho quán.

đựng trà sữa ống nghiệm

Dụng cụ đựng trà sữa “ống nghiệm” sáng tạo (Ảnh: Internet)

Thiết kế quầy pha chế

Không giống như những quán trà sữa truyền thống, trà sữa ống nghiệm nói riêng, trà sữa tự chọn nói chung thì việc thiết kế quầy pha chế là một vấn đề nhiều trăn trở. Bạn nên chọn các dạng quầy bar giảm di chuyển nhiều giữa nhân viên, cũng như lối đi quá dài khiến khách hàng trở nên lười. Bên cạnh đó, xây dựng lối đi hợp lý, dễ di chuyển từ 2 đến 3 người trừ trường hợp quán có khách đông.

Để tăng thêm trải nghiệm thực tế cho khách hàng, xây một đường line vòng theo quầy bar vừa đủ để khay cho khách không bị mỏi tay, kèm theo đó là khay đựng trà sữa hoặc giỏ đựng xinh xắn.

bảo quản trà sữa

Bảo quản trà sữa, topping… trong tủ mát

Thiết bị bảo quản nguyên liệu trà sữa

Tủ lạnh làm mát nguyên liệu là thứ vô cùng cần thiết cho quán trà sữa tự chọn. Những loại topping có thành phần kem, phô mai, rau câu, trái cây… cần được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp. Nếu không chúng sẽ dễ bị hư và có mùi hôi khó chịu.

Vốn để mở quán trà sữa tự chọn bao nhiêu?

Bạn đã từng nghe vốn trà sữa 0đ chưa? Đó là mô hình kinh doanh online hoặc bán trà sữa tại nhà. Một trong những mô hình trà sữa được nhiều người lựa chọn để bắt đầu kinh doanh. Bạn có thể dễ dàng kinh doanh với số vốn hoặc chi phí mua nguyên liệu, thiết bị, máy móc nhưng không tốn vào các khoản nhân viên, mặt bằng, chỗ gửi xe…

Đối với quán trà sữa tự chọn hay trà sữa ống nghiệm được đầu tư về phần thiết bị, nguyên liệu chế biến cũng như sự đầu tư vào menu đồ uống hấp dẫn là phần chiếm nhiều chi phí nhất. Bạn có thể cân nhắc số vốn dao động từ 80 triệu đến 150 triệu. Số vốn càng cao thì rủi ro càng lớn, bạn nên tham khảo ở các group, cộng đồng pha chế trước khi bắt đầu kinh doanh, hoặc tại các trung tâm dạy làm trà sữa. Bên cạnh đó, bạn nên trau dồi và chuẩn bị một số kiến thức liên quan về quản lý, tính toán, kiểm soát chi phí, chăm sóc khách hàng… để nâng cao chất lượng phục vụ và quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/mo-hinh-kinh-doanh/tra-sua-ong-nghiem

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Ngoài “Shake With Ice”, Bartender Đã Biết “Dry Shake” Là Gì Chưa?

Ngoài “Shake With Ice”, Bartender Đã Biết “Dry Shake” Là Gì Chưa?

Trước giờ bạn đã từng nghe đến lắc đồ uống với đá, làm lạnh cocktail bằng đá nhưng có bao giờ bạn đã nghe lắc khô cocktail chưa? Đặc biệt những món cocktail có sử dụng lòng trắng trứng, những ai làm nghề bartender sẽ biết đến kỹ thuật dry shake này.

Trước giờ bạn đã từng nghe đến lắc đồ uống với đá, làm lạnh cocktail bằng đá nhưng có bao giờ bạn đã nghe lắc khô cocktail chưa? Đặc biệt những món cocktail có sử dụng lòng trắng trứng, những ai làm nghề bartender sẽ biết đến kỹ thuật dry shake này.

Dry shake là gì?

Dry shake có nghĩa là lắc khô, là một trong những phương pháp pha chế đồ uống mà bartender nên biết. Thế nhưng dry shake là phương pháp chỉ sử dụng riêng cho những món cocktail như Pisco Sour, Trinidad Sour, Whisky Sour… có thành phần nguyên liệu là lòng trắng trứng. Thay vì lắc các nguyên liệu chung với đá, thì quá trình này mất thêm thời gian để lắc khô trước khi thêm đá.

cocktail whisky sour

Cocktail Whisky Sour sử dụng phương pháp dry shake kết hợp với lòng trắng trứng

Trước khi pha một ly cocktail có lòng trắng trứng thì bạn nên sử dụng kỹ thuật dry shake, chia quá trình pha chế làm hai phần. Phần 1 là lắc khô các nguyên liệu trước khi thêm đá, phần hai có thể dược gọi là lắc ướt, lắc cùng với đá.

Tác dụng của dry shake là gì?

Bên trong lòng trắng trứng có chứa nhiều chất đạm và thành phần các axit amin. Hãy thử tưởng tượng các thành phần trên là một chuỗi dài cuộn lại và lơ lửng trong nước, một số thành phần sẽ thích nghi khi ở gần nước, các thành phần khác thì không thích điều này. Khi pha chế cocktail có lòng trắng trứng, nhiệm vụ của Bartender là làm chín và hòa tan chúng trước khi làm lạnh đồ uống. Vì thế dry shake ra đời, giúp cho thức uống không bị loãng quá mức, các chất có trong lòng trắng trứng bị phá vỡ do chuyển hóa năng lượng, tiếp xúc ở nhiệt độ cao bên trong shaker và tạo ra kết cấu mịn, mượt mà có màu trắng sữa. Việc này giúp cho cocktail có lớp bọt bồng bềnh nổi trên bề mặt và tạo ra hiệu ứng đẹp mắt trong pha chế đồ uống. Hay nói cách khác, dry shake “làm chín” những nguyên liệu đồ uống như lòng trắng trứng một cách nhanh chóng, không sử dụng bất kỳ nhiệt năng, thay vào đó là lực tác động vào shaker.

Mỗi một nguyên liệu hay kỹ thuật trong pha chế điều có một ý nghĩa riêng biệt, nhưng chúng đều làm cho đồ uống trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn. Để pha chế một ly cocktail Gin Fizz chẳng hạn, không chỉ có lòng trắng trứng, nước ép cam quýt đóng vai trò tăng liên kết phân tử giữa các phân tử protein, cho phép các bong bóng khí tạo thành bọt cứng ở trên. Đường trong cocktail đóng vai trò làm tăng độ nhớt của nước trong trứng, điều này cũng giúp cho bọt trắng hình thành.

Thời gian dry shake bao lâu thì được?

Thông thường, thao tác shaking with ice (lắc với đá) khoảng 15 giây. Thế nhưng dry shake cần thời gian lâu hơn để tạo được lớp bọt cứng từ lòng trắng trứng, khoảng 30 giây. Nhưng thậm chí có một số loại cocktail như Ramos Gin Fizz cần một lớp bọt dày hơn, thời gian lắc có thể lên đến 2 – 3 phút.

bóng dây và lò xo

Bóng dây và lò xo sử dụng trong pha chế, có tác dụng rút ngắn thời gian trộn nguyên liệu

Bạn có thể rút ngắn thời gian lắc khô bằng cách thêm một quả bóng dây, lò xo pha chế cho vào bên trong shaker và lắc cùng với nguyên liệu pha chế cocktail. Tuy nhiên cocktail càng lắc nhiều và mạnh thì đồ uống có nguy cơ dễ bị loãng nước, mất đi hương vị đặc trưng của đồ uống. Đặc biệt là những món có thành phần làm từ kem hoặc trứng.

Thực hiện cocktail bằng phương pháp lắc khô

Tác giả của “The Curious Bartender”, Tristian Stephenson đã nói rằng nếu cho nguyên liệu vào bình lắc với lòng trắng trứng mà không dùng đá, sau đó cho đá lắc thêm một lần nữa thì bạn sẽ có một ly cocktail hương vị hấp dẫn và có lớp bọt trắng mịn quyến rũ ở trên.

Bước 1: Trước tiên, bạn sử dụng 1 quả trứng gà để pha chế cocktail. Lấy phần lòng trắng trứng để riêng.

tách lòng đỏ trắng trứng

Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng riêng

Bước 2: Tùy thuộc vào món cocktail mà bạn pha chế. Dạy Pha Chế Á Âu sẽ hướng dẫn bạn làm cocktail Whisky Sour, gồm: 60ml bourbon, 20ml nước cốt chanh, 15ml nước đường, 1 lòng trắng trứng cho vào shaker.

sử dụng boston shaker

Sử dụng Boston Shaker để pha chế cocktail

Bước 3: Lắc đều hỗn hợp này trong 30 giây. Có thể bạn sẽ mỏi cánh tay nhưng hãy nghĩ đến ly cocktail thơm nồng và hấp dẫn ngay sau đó nhé.

whisky sour

Whisky Sour chỉ làm lạnh đồ uống bằng đá

Bước 4: Cho thêm đá viên vào khoảng 10 giây để làm lạnh đồ uống. Cuối cùng, rót cocktail Whisky Sour ra ly và thưởng thức thôi nào.

Bạn nên lắc khô cocktail thật kỹ để giảm mùi tanh và đảm bảo độ chín của lòng trắng trứng an toàn và luôn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ sau khi pha chế đồ uống có sử dụng trứng. Ngoài ra, bạn có thể thử cách reverse dry shake, là một sự đổi ngược của phương pháp lắc khô. Bạn sẽ lắc các nguyên liệu với đá trước, sau đó dùng strainer lọc hỗn hợp ấy và bỏ phần đá còn lại đi. Cuối cùng tiến hành lắc khô khoảng 15 giây và rót ra ly thưởng thức.

Mỗi phương pháp sẽ tạo nên sự khác biệt ở lớp bọt bồng bềnh phía trên, bạn có thể thử, quan sát và thưởng thức dry shake với reverse dry shake có gì khác nhau. Bạn có thể lựa chọn một trong số chúng trở thành kỹ thuật riêng của mình để tạo nên ly cocktail đảm bảo hương vị đặc trưng và màu sắc hấp dẫn.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/kien-thuc-ky-nang/dry-shake-la-gi

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Bắt "Trend" Làm Đẹp Tiết Kiệm Từ Nước Ép Cần Tây Của Sao Việt

Bắt

Những ngày qua, trào lưu làm đẹp bằng cách uống nước ép cần tây đã nở rộ trên toàn cầu. Ngay cả những người nổi tiếng như: Kylie Jenner, Jenna Dewan, Miranda Kerr, Busy Philipps… hay tại Việt Nam là ca sĩ Lam Trường, MC Diệp Chi, vợ chồng ca sĩ Đăng Khôi – Thủy Anh cũng thường xuyên chia sẻ khoảng khắc dùng nước ép cần tây để có được vẻ ngoài rạng rỡ và thân thể khỏe mạnh.

sử dụng phần thân cần tây

Chỉ sử dụng phần thân cần tây để nước ép không bị đắng (Ảnh: Internet)

Cách làm nước ép cần tây nguyên chất

Bước 1: Rau cần tây bạn nhặt bỏ hết lá, chỉ lấy phần thân vì lá sau khi ép sẽ bị đắng. Sau đó, bạn mang cần tây đi rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa lại qua nước lọc. Tiếp theo, bạn để rau cần tây ráo nước rồi cắt khúc ngắn cho dễ ép.

Bước 2: Cho cần tây vào máy và ép lấy nước cốt. Nước ép cần tây bạn rót ra ly, thêm vào 30ml nước đường để tạo vị ngọt cho thức uống (có thể không thêm đường). Nếu bạn thích uống lạnh, có thể cho thêm ít đá viên.

cách làm nước ép cần tây

Cách làm nước ép cần tây đơn giản và tiết kiệm thời gian (Ảnh: Internet)

Một số cách “mix” nước ép cần tây tăng hương vị và dinh dưỡng

Nước ép cần tây nguyên chất có hương vị tương đối khó uống. Vì vậy, nếu bạn chưa quen với nước uống này thì hãy thử mix cần tây với một số trái cây, rau củ khác. Với cách này, thức uống của bạn không chỉ có hương vị thơm ngon hơn và dinh dưỡng cũng nhiều hơn. Cụ thể:

- Nước ép cần tây, dưa leo

- Nước ép cần tây, táo xanh, dưa chuột và ớt chuông xanh

- Nước ép cần tây, táo xanh

- Nước ép cần tây, cải bó xôi

- Nước ép cần tây, dứa

mix cần tây với các loại hoa quả

Bạn có thể “mix” cần tây với các loại hoa quả khác, tăng hương vị thức uống  (Ảnh: Internet)

Uống nước ép cần tây như thế nào cho đúng?

Để nước ép cần tây phát huy tốt những công dụng tuyệt vời, bạn cần lưu ý uống nước ép cần tây đúng cách. Thời gian lý tưởng nhất để thưởng thức thức uống là khoảng 30 phút trước bữa sáng. Việc uống khoảng 500ml nước ép cần tây vào mỗi buổi sáng sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và đào thải các chất độc tố còn lại trong cơ thể sau một giấc ngủ dài. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, trào ngược dạ dày, đầy hơi, nổi mụn…

Nếu là lần đầu tiên đưa nước ép cần tây vào thực đơn, bạn cần một thời gian để làm quen với hương vị thức uống. Theo đó, lần đầu, bạn có thể uống khoảng 200ml rồi dần dần tăng lượng nước ép lên.

Nước ép cần tây thật sự có nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, đầy đủ lý do để trở thành một trào lưu chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nếu bạn đang muốn cải thiện làn da, vóc dáng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn thì hãy đưa ngay thức uống này vào thực đơn mỗi ngày. Cách làm nước ép cần tây đơn giản mà DPCAAu chia sẻ sẽ giúp bạn thực hiện thức uống ngay tại nhà.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/cong-thuc/nuoc-ep/can-tay

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Có Nên Học Pha Chế Ở Hà Nội Không? Học Ở Đâu Tốt?

Có Nên Học Pha Chế Ở Hà Nội Không? Học Ở Đâu Tốt?

Bạn đang muốn mở quán cafe hay quán trà sữa kinh doanh tại Hà Nội nhưng không biết nên bắt đầu tư đâu? Hay bạn là người đam mê và yêu thích pha chế nhưng mãi chần chừ và do dự. Với bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được câu trả lời và tìm được khóa học phù hợp.

Bạn đang muốn mở quán cafe hay quán trà sữa kinh doanh tại Hà Nội nhưng không biết nên bắt đầu tư đâu? Hay bạn là người đam mê và yêu thích pha chế nhưng mãi chần chừ và do dự. Với bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được câu trả lời và tìm được khóa học phù hợp.

bắt đầu từ những điều nhỏ

Bắt đầu niềm đam mê pha chế từ những điều nhỏ

Học pha chế tại Hà Nội có lợi thế gì?

Phát triển sự nghiệp, đào tạo và mức lương là 3 lý do lớn khiến nhiều người muốn chuyển việc vào đầu năm 2019. Những công việc “chân tay” cần năng suất cao, đã dần được thay thế bởi máy móc và ảnh hưởng của công nghệ 4.0. Ngược lại những công việc đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và chăm chút cho từng sản phẩm càng được săn đón, một trong số đó là nghề pha chế.

Theo báo cáo nhu cầu nhân lực ở Hà Nội và các khu vực lân cận hiện đang thiếu nhân sự cấp trung và cấp cao trong lĩnh vực Dịch vụ - Du lịch và Lữ hành, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận tìm nhân sự từ thị trường phía Nam công tác tại khu vực phía Bắc. Với tiềm năng du lịch đang được khai thác và phát triển nhanh chóng, cơ hội việc làm dành cho nhân sự ngành F&B (Food and Beverage) rất tiềm năng và triển vọng.

Vì thế, sự hiện diện của Dạy Pha Chế Á Âu (DPCAAu) tại Hà Nội sẽ giúp những trái tim đam mê nghề pha chế có thể phát triển vững mạnh. Đồng thời, những bạn trẻ có thể định hướng nghề tương lai ổn định và có thể thăng tiến lên nhiều vị trí pha chế khác ngay tại nơi mình đang sinh sống.

Mở quán café tại Hà Nội có khó không?

Xưa giờ, mọi người “ngại” kinh doanh đồ ăn thức uống tại Hà Nội hay khu vực phía Bắc. Bởi vì khẩu vị, thói quen hằng ngày và văn hóa đặc trưng khác biệt. Hiện nay, những mô hình kinh doanh ẩm thực nói chung, quán café nói riêng được thiết kế theo phong cách cổ điển, vintage, boheme, industrial, tối giản, rooftop, café không gian xanh… đã chinh phục nhiều khách hàng tại đây.

cafe trứng cafe phin

Cafe trứng, cafe phin được người Hà Nội yêu thích và yêu cầu kỹ thuật pha chế cao

Không chỉ vậy, nhờ thời đại công nghệ số, khách hàng đã thay đổi cách tiêu dùng khi quyết định sử dụng dịch vụ, lựa chọn sản phẩm đều dựa trên hình ảnh và thông tin trên Facebook, Instagram, Google… Ngoài kinh doanh quán café offline, thì mảng trực tuyến online là gợi ý hấp dẫn mà bạn nên khảo sát. Theo báo cáo của GrabFood tại Hà Nội sau 1 tháng thử nghiệm số lượng đối tác kinh doanh tăng gấp 8 lần, thời gian giao đơn hàng trung bình trong vòng 25 phút và doanh thu tháng 09.2018 của các GrabBike đã tăng lên 20%. Từ đó, cho thấy dịch vụ ăn uống giao hàng tại nhà cũng là xu hướng người Hà Nội tin tưởng lựa chọn.

Lúc này, những am hiểu về kiến thức pha chế chưa bao giờ là thiếu. Khi bạn có thể tự tay pha chế các loại đồ uống thông dụng, nhiều người yêu thích như café Việt, café máy, café trứng, đồ uống nóng, mojito, mocktail, nước ép, sinh tố, trà hiện đại, trà milkfoam, trà nóng, đồ uống có cồn, cocktail… sẽ giúp bạn mở quán café tại Hà Nội trở nên dễ dàng hơn.

Nên học pha chế đồ uống tại Hà Nội ở đâu tốt?

Các lớp học pha chế DPCAAu hiện đang nhận được sự quan tâm của một số học viên ở Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh… Bạn không chỉ am hiểu tường tận về nghề pha chế, kiến thức chuyên sâu mà còn khám phá về các nguyên liệu pha chế. Khi tham gia lớp học trực tiếp, bạn được hướng dẫn thực hành pha chế, sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm vững kiến thức cơ bản.

Nếu như bạn lựa chọn học qua mạng, học theo kiểu truyền nghề từ người này sang người khác không đủ để bạn tự tin mở quán café kinh doanh hay ứng tuyển vào các thương hiệu đồ uống như The Coffee House, Highland, Starbuck, Cộng Cafe, Gongcha, The Alley, Ding Tea…

thực hành pha chế đồ uống sáng tạo

Học và thực hành pha chế đồ uống sáng tạo

Các khóa học pha chế tại Hà Nội

Học Barista

Là khóa học pha chế café gồm hai cấp độ Cơ Bản và Nâng Cao. Bạn vừa cập nhật những xu hướng pha chế cafe hot nhất hiện nay, vừa học pha chế cafe bằng những dụng cụ hiện đại như V60, Chemex, Syphon… và nghiên cứu chuyên sâu về hạt cafe, kỹ thuật rang xay và phối trộn cafe. Bên cạnh những kiến thức cơ bản về cafe, kỹ thuật tạo bọt sữa, Latte Art, bạn được thực hành pha chế các loại đồ uống để có thể trở thành barista chuyên nghiệp, vừa mở quán cafe theo mô hình mới “from farm to cup”.

Pha Chế Đặc Biệt - học mở quán cafe

Pha Chế Đặc Biệt là khóa học được thiết kế độc quyền của DPCAAu tại Hà Nội, mang đến những kiến thức, bí quyết độc đáo về pha chế đồ uống từ một nguyên liệu mà bạn có thể tạo nên nhiều đồ uống khác. Đặc biệt, bạn được thực hành pha chế cafe trứng, café nâu mà nhiều người Hà Nội yêu thích.

tìm hiểu môi trường làm việc

Làm quen và tìm hiểu môi trường làm việc ngay trong lớp học

Học Bartender

Là khóa học dành cho những ai yêu thích các loại đồ uống có cồn, thích khám phá và tìm hiểu về các loại rượu. Theo đuổi nghề bartender, bạn không chỉ sở hữu lượng kiến thức về những mẩu chuyện đồ uống đầy thú vị để chia sẻ cho khách hàng ở quầy bar, mà còn tích lũy kỹ năng quản lý có thể ứng dụng để mở quán bar, nhà hàng, đồ uống giải khát theo xu hướng hiện đại.

Học chuyên đề, học yêu cầu theo món

Ngoài ra, bạn có thể chọn học các lớp chuyên đề, học theo món để mở quán kinh doanh như: sinh tố, nước ép, trà sữa, trà hiện đại, detox, đồ uống bổ dưỡng… Thời gian học ngắn chỉ từ , 1 đến 2 buổi, nhưng lượng kiến thức vẫn chất lượng và đầy đủ để bạn tự tay làm nên những ly đồ uống hấp dẫn. Đặc biệt là kinh doanh trà sữa tại Hà Nội.

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu hành trình chinh phục niềm đam mê, sở thích pha chế và thực hiện những mục tiêu sắp tới chưa? Hãy đăng ký ngay khóa học mà mình yêu thích nhất qua hotline 1800 6148 hoặc đăng ký vào form bên dưới nhé.



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/tin-tuc/tong-hop/hoc-pha-che-o-ha-noi