Dựa theo xu thế chung hiện nay ngày càng có nhiều người chọn học các hệ không chính quy, trong đó phải kể đến hệ đào tạo tại chức (hiện nay là hệ vừa học, vừa làm), nhưng giữa tại chức và học nghề pha chế ngắn hạn thì đâu mới là giải pháp tối ưu nhất?
Dựa theo xu thế chung hiện nay ngày càng có nhiều người chọn học các hệ không chính quy, trong đó phải kể đến hệ đào tạo tại chức (hiện nay là hệ vừa học, vừa làm), nhưng giữa tại chức và học nghề pha chế ngắn hạn thì đâu mới là giải pháp tối ưu nhất?
Cũng giống như Đại học hay Cao đẳng, việc chọn lựa giữa học tại chức và học nghề pha chế ngắn hạn đã khiến không ít người phải trăn trở. Đây là một vấn đề được quan tâm bởi nếu không chọn được một nghề nghiệp phù hợp sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến tương lai của bản thân. Sau đây chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hệ đào tạo tại chức là gì? Giá trị của bằng tại chức ra sao? So sánh những ưu – nhược điểm giữa hệ đào tạo tại chức và học pha chế để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất nhé!
Học pha chế là lựa chọn rất được quan tâm hiện nay
Học nghề pha chế
Theo khảo sát của Sở GD&ĐT trong những năm gần đây (từ năm 2015 trờ lại) xu hướng chọn học nghề có dấu hiệu tăng đáng kể. Trong đó phải kể đến pha chế (bao gồm Bartender và Barista) - một trong những ngành nghề hấp dẫn, năng động rất được giới trẻ ưa chuộng.
Học nghề Pha chế để trở thành Barista/ Bartender chuyên nghiệp
Công việc chủ yếu của nhân viên pha chế thường là: chuẩn bị nguyên liệu phục vụ cho quá trình pha chế; thực hiện pha chế thức uống; chuẩn bị dụng cụ pha chế; dọn dẹp và sắp xếp khu vực làm việc ngăn nắp, sạch sẽ…
Ưu điểm
Chương trình đào tạo nghề pha chế thường theo phương châm thực hành nhiều hơn lý thuyết, đào tạo sát với thực tế công việc. Việc này giúp học viên có thể học hỏi được những kiến thức thực sự cần thiết, kỹ năng giỏi vững tay nghề, từ đấy sẽ dễ dàng tìm kiếm được một việc làm sau khi hoàn thành khóa học, với một cuộc sống ổn định.
Thời gian đào tạo pha chế ngắn giúp tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian. Nếu so với thời gian đào tạo hệ tại chức được tính bằng năm (từ 4,5 năm đến 6 năm, tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp), thì học pha chế bạn chỉ mất từ 1-2 tháng là đã có thể tự tin xin việc ở bất cứ đâu.
Dễ dàng đăng ký học, thời gian đào tạo linh hoạt nên khá phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ học sinh, sinh viên hay những người đã đi làm. Môi trường làm việc đa dạng, bao gồm những Nhà hàng – Khách sạn, quán Bar đến các thương hiệu thức uống hàng đầu hiện nay.
Mức thu nhập ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến rõ ràng. Do tính chất công việc vốn linh hoạt và năng động nên các nhân viên pha chế không cần lo lắng sợ không xin được việc làm hay khó thay đổi công việc. Bên cạnh đó cơ hội việc làm cho nghề pha chế luôn rộng mở nhờ vào phát triển mạnh mẽ của ngành Dịch vụ - Du lịch.
Nhược điểm
Các khóa học pha chế thường được đào tạo với thời gian ngắn hạn, chương trình đào tạo tập trung vào 70% thực hành và 30% là lý thuyết. Chính vì thế nếu người học không tập trung, thụ động sẽ dẫn đến việc hạn chế tiếp thu kiến thức.
Khi học cần tập trung để tận dụng hết những điều kiện
về nguyên liệu, dụng cụ giúp việc học đạt kết quả tốt
Tuy nhiên, nhược điểm này vẫn có phương pháp giải quyết bằng cách, trước khi đi học, học viên cần phải biết mình học để làm gì, mình đang thiếu kiến thức, kỹ năng gì và xác định nội dung đào tạo có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không. Vì vậy hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi để nêu lên trong giờ học, tập trung, tận dụng đối đa những điều kiện về nguyên liệu, cơ sở vật chất tại lớp học để thực hành.
Hệ đào tạo tại chức là gì? Giá trị của bằng cấp ra sao?
Hệ tại chức (ngày nay là hệ vừa học, vừa làm) được biết đến là loại hình đào tạo chuyên dành cho những đối tượng có nhu cầu nâng cao và hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp vốn có của bản thân. Đồng thời, đây cũng là sự chọn lựa cho những ai có nguyện vọng muốn học hỏi thêm một ngành khác so với ngành mà họ đã học xong và đang đi làm.
Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được cấp bằng của hệ tại chức tương ứng với ngành học/bậc học mà bạn đã tham gia đào tạo. Trên thực tế, bản chất của bằng tại chức giống và có giá trị ngang với bằng chính quy.
Ưu điểm
Chương trình đào tạo hệ tại chức thông thường đều được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình của hệ chính quy. Nội dung kiến thức được cung cấp của hệ tại chức vẫn phải đảm bảo các yêu cầu đúng với chương trình hệ chính quy cùng trình độ đào tạo như Đại học hoặc Cao đẳng.
Thời gian đào tạo hệ tại chức thông thường sẽ diễn ra vào các buổi tối trong tuần, để có thể phù hợp với những đối tượng vừa học, vừa làm.
Các trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học. Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể.
Nhược điểm
Chương trình đào tạo tuy được xây dựng dựa trên cơ sở của hệ chính quy, nhưng đã được rút ngắn, nhiều trường còn cố tình cắt giảm chương trình quá nhiều, không đáp ứng chuẩn đào tạo. Bằng cấp về trình độ học vấn giữa tại chính quy và tại chức có giá trị như nhau, nhưng tâm lý chung nhiều người vẫn còn những lo ngại về vấn đề không đảm bảo chất lượng đào tạo kiến thức, kỹ năng.
Khi bạn chọn một nghề đồng nghĩa với việc chọn cho mình một tương lai sau này. Chọn nghề sai lầm là tự đặt cho mình một tương lai mơ hồ không định hướng. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi có thể giúp các bạn đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét