Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Sự Khác Biệt Giữa Heavy Cream Và Whipping Cream Là Gì?

Sự Khác Biệt Giữa Heavy Cream Và Whipping Cream Là Gì?

Heavy cream và Whipping cream là hai nguyên liệu kem tươi đặc biệt thường xuất hiện rất nhiều trong các công thức làm đồ ngọt như làm kem tươi, làm bánh, các loại thức uống khác hay dùng để trang trí.

Heavy cream và Whipping cream là hai nguyên liệu kem tươi đặc biệt thường xuất hiện rất nhiều trong các công thức làm đồ ngọt như làm kem tươi, làm bánh, các loại thức uống khác hay dùng để trang trí.

Có chung nhiều công dụng giống nhau, nhưng sự khác biệt và cách sử dụng chính của cả hai loại thì không phải ai cũng biết.

so sánh heavy và whipping cream

1. Whipping cream

Whipping cream trong tiếng Việt được gọi là kem sữa béo hay kem bông tuyết - một loại thực phẩm được làm từ sữa. Thông thường chúng ta sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa Whipping cream và Whipped cream trên thực tế cả hai đều như nhau, nhưng Whipped cream là kem đã được đánh bông sẵn còn Whipping cream thì phải tự đánh rồi mới sử dụng.

Thành phần chủ yếu trong Whipping cream bao gồm sữa bò chưa tách bơ, hàm lượng chất béo từ 30 – 36% và hoàn toàn không chứa đường.

Với ưu điểm không chứa đường nên khi dùng Whipping cream để làm nguyên liệu cho các công thức món tráng miệng, bạn có thể dễ dàng gia giảm lượng đường sao cho phù hợp tùy theo khẩu vị người dùng. Whipping cream có mùi thơm béo nhẹ, độ ngọt vừa phải, có màu trắng ngà, đặc biệt với khả năng nhuộm màu thực phẩm tốt nhưng với màu tự nhiên chỉ có thể kết hợp với loại dạng bột.

Ngoài những ưu điểm kể trên Whipping cream có nhược điểm là nhiệt độ tan chảy khá nhanh do được chiết xuất từ sữa, nên lúc sử dụng bạn cần lưu ý đặc biệt là khi dùng để phủ bánh vào mùa hè.

2. Heavy cream

Heavy cream được làm từ sữa và có hàm lượng chất béo từ 36 – 40%. Heavy cream có hàm lượng chất béo cao hơn các loại kem khác như: Half a Half hay Light cream. Có một loại Heavy cream gọi là Manufacturing cream, thường được sử dụng mại bởi những người làm bánh, đầu bếp và ở các lò sản xuất bánh mì. Chúng có hàm lượng chất béo thậm chí cao hơn khoảng từ 40 – 50%.

Heavy cream cũng được sử dụng để làm Whipping cream, các chất béo có trong kem sẽ giúp làm ổn định thành phần sau khi được đánh. Chất béo trong Heavy cream cũng làm ngăn ngừa tình trạng kem bị đông cứng quá mức.

Heavy cream được sử dụng nhiều trong các công thức nấu ăn từ món chính cho đến tráng miệng, bao gồm súp, món nướng, bánh táo, dâu shortcake, cream puffs và eclairs, nanma chocolate. Ngoài ra, đối với thức uống Heavy cream cũng được phục vụ với sữa lắc, cooktail trái cây, cà phê và kem sundaes.

sử dụng heavy và whipping

3. Phương pháp bảo quản đúng cách

Whipping cream và Heavy cream sau khi sử dụng, bạn nên dùng khăn lau sạch phần kem dính quanh miệng hộp rồi đậy kín nắp và dùng túi nilong bọc lại. Cho vào ngăn mát tủ lạnh được làm lạnh liên tục sẽ bảo quản được từ 5 – 7 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn chỉ cần lưu trữ Whipping cream và Heavy cream đúng cách trong tủ đông, chúng sẽ duy trì chất lượng tốt nhất trong khoảng 4 tháng và vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng sau thời gian đó. Trong thời gian bảo quản hoặc trước khi sử dụng nên thường xuyên lấy hộp Whipping cream và Heavy cream ra lắc mạnh vài lần cho kem không bị đông cứng lại.

Lưu ý để kiểm tra xem Whipping cream và Heavy cream có bị hư hỏng không, cách tốt nhất là bạn chỉ cần ngửi mùi và quan sát màu sắc. Khi bắt đầu xuất hiện mùi hôi, màu đậm và có kết cấu dày hoặc cứng hơn bình thường tức là Whipping cream và Heavy cream đã không còn sử dụng được.

Trên thực tế, sự khác biệt cơ bản giữa Whipping cream và Heavy cream là về hàm lượng chất béo và các thành phần phụ có bên trong. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết của chúng tôi sẽ giải thích cho bạn sự khác biệt giữa Heavy cream với Whipping cream để bạn biết được cách sử dụng tốt hơn trong tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét