Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Hướng dẫn cách nấu nước sâm mía lau thơm bổ tại nhà

Hướng dẫn cách nấu nước sâm mía lau thơm bổ tại nhà

Tìm kiếm một loại nước mát giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và nhiều tác dụng tốt cho cơ thể không hề khó. Không ở đâu xa, từ những nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, biết cách kết hợp và công thức này, bạn sẽ có ngay thức uống ngon, thơm bổ cho gia đình cùng thưởng thức.

Tìm kiếm một loại nước mát giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và nhiều tác dụng tốt cho cơ thể không hề khó. Không ở đâu xa, từ những nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, biết cách kết hợp và công thức này, bạn sẽ có ngay thức uống ngon, thơm bổ cho gia đình cùng thưởng thức.

Nước sâm mía lau là loại thức uống giải nhiệt, điều trị miệng khô, ra mồ hôi trộm, thanh lọc cơ thể, đào thải các chất cặn bã độc hại ra ngoài, lợi tiểu. Phổ biến trong dân gian, nước sâm này được nấu bởi các thành phần chính như mía lau, râu ngô, mã đề, bọ mắm, rễ tranh… đều là những nguyên liệu quý trong giải nhiệt, giải độc.

công thức nấu sâm mía lau

Công thức nấu nước sâm mía lau cho gia đình cùng thưởng thức (Ảnh: Internet)

Chuẩn bị nguyên liệu

- 30 gam khúc mía lau

- 50 gam râu ngô (nếp)

- 50 gam mã đề

- 50 gam cây bọ mắm (cây thuốc dòi)

- 10 gam rễ tranh

- 50 gam đường phèn (tăng giảm tùy khẩu vị)

- 1, 5 – 2 lít nước lọc

- 2 nhánh lá dứa

- Một ít muối

- Dụng cụ: nồi, bếp, bình thủy tinh…

bí quyết nấu nước sâm mía

Bí quyết nấu nước sâm mía (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu với một ít muối rồi để ráo nước. Cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5 cm, mía lau thì chẻ mỏng hoặc đập dập trước khi nấu .

Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi, sau đó cho các nguyên liệu như râu ngô + mã đề + bọ mắm + rễ tranh + lá dứa vào nồi và cuối cùng cho phần mía còn lại trên cùng. Đổ từ 1,5 – 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi.

Bước 3: Khi nước sôi, bạn chú ý hớt bọt, giảm nhỏ lửa rồi đun liu riu khoảng 15 – 20 phút. Vớt bỏ các phần xác của nguyên liệu rồi cho thêm đường phèn vào vừa khẩu vị, tiếp tục đun đến khi đường phèn tan hoàn toàn, khuấy đều rồi tắt bếp để nguội.

Bước 4: Cho nước vào bình, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần trong ngày.

Yêu cầu của thức uống sau khi nấu là nước trong, có màu vàng nâu và vị ngọt vị ngọt thanh nhẹ. Nước đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là hương thơm lá dứa. Với cách nấu này, bạn có thể dùng uống luôn trực tiếp sau khi để nguội hoặc cho thêm đá, việc bảo quản nước sâm cũng khá đơn giản. Nước này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24h vì để lâu nước sẽ không còn ngon, bổ dưỡng.

Nước sâm mía lau được coi là công thức lâu đời từ dân gian với sự đúc kết từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên thức uống thanh nhiệt cực hiệu quả. Khi nấu nước này, bạn chú ý đường phèn là phần nguyên liệu không thể thiếu, tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn. Ngoài những thành phần kể trên, bạn có thể biến tấu nước sâm mía lau với các nguyên liệu khác như bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc, bí xanh…

nước sâm

Một ly nước sâm ngọt mát cho mùa hè không còn nóng nực (Ảnh: Internet)

Cũng không cần đợi đến khi nóng trong người mới bắt đầu nấu nước sâm để dùng, bạn có thể nấu nước này dùng thường xuyên sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, thanh lọc hiệu quả và nâng cao sức khỏe. Đối với người khỏe mạnh,bạn không nên dùng liên tục hằng ngày, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, thay đổi thường xuyên các thành phần trong việc nấu nước mát cho gia đình. Còn đối với người có bệnh, nên được tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Hi vọng với công thức nấu nước giải nhiệt này, bạn sẽ có được loại nước sâm vừa bổ, vừa mát cho gia đình sử dụng. Chúc các bạn thành công!



Ban đầu được đăng bởi: https://dayphache.edu.vn/cong-thuc/thuc-uong-suc-khoe/giai-nhiet/nuoc-sam-mia-lau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét