Để tạo ra một ly thức uống ngon chúng ta cần có công thức, và để tạo ra được công thức hoàn hảo những chuyên gia pha chế đã dành nhiều thời gian thử nghiệm với các phép đo khác nhau. Mặc dù các công thức pha chế mà bạn đã được dạy hoặc trong sách hay trên internet khá chi tiết cụ thể, nhưng người pha chế vẫn phải tuân theo các quy tắc cơ bản về đo lường để có kết quả tốt. Vì thế việc đo lường chính xác là một kỹ năng quan trọng nhất trong pha chế.
Để tạo ra một ly thức uống ngon chúng ta cần có công thức, và để tạo ra được công thức hoàn hảo những chuyên gia pha chế đã dành nhiều thời gian thử nghiệm với các phép đo khác nhau. Mặc dù các công thức pha chế mà bạn đã được dạy hoặc trong sách hay trên internet khá chi tiết cụ thể, nhưng người pha chế vẫn phải tuân theo các quy tắc cơ bản về đo lường để có kết quả tốt. Vì thế việc đo lường chính xác là một kỹ năng quan trọng nhất trong pha chế.
Khi bắt đầu học đến với nghề pha chế chắc chắn bạn sẽ phải tập làm quen với những đơn vị đo lường trong các công thức, vì trong quá trình pha chế thức uống chỉ cần sai sốt hoặc lẫn lộn từ các khoản đo lường có thể dẫn đến một kết quả không tốt. Ở Việt Nam đã quá quen thuộc với các đơn vị đo lường như: lít (L) và mililit (ml), gram (g) và kilogram (kg)… nhưng đối với các công thức pha chế đúng chuẩn quốc tế sẽ có cách tính đơn vị đo lường khác, những ai không biết về chúng vừa nghe sơ qua sẽ cảm thấy bối rối. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những đơn vị đo lường trong pha chế, hãy cùng tham khảo nhé.
Mililit (ml) là đơn vị đo lường pha chế quen thuộc
Nguyên liệu để dùng pha chế thức uống cũng khá đa dạng, chúng có thể ở nhiều dạng khác nhau như: chất lỏng, chất rắn, dạng bột… Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, sẽ có một công cụ và đơn vị đo lường riêng biệt.
Những đơn vị thông dụng
Teaspoon: được viết tắt là tsp hoặc ít thường xuyên hơn như: t, ts. hoặc tspn. Và không bao giờ được viết hoa từ viết tắt chữ T, vì chữ T in hoa được dành riêng cho một đơn vị đo lớn hơn là Tablespoon ("Tbsp", "T.", "Tbls." hoặc "Tb."). Ở Việt Nam Teaspoon được hiểu là 1 thìa cà phê (hoặc 1 muỗng cà phê) dụng cụ đo phổ biến.
Dessertspoon: là một đơn vị đo lường trong pha chế hoặc ẩm thực, Dessertspoon là muỗng dùng cho món tráng miệng được viết tắt thành dstspn.
Tablespoon: hay còn gọi là muỗng canh (thìa canh) được viết tắt Tbsp, T., Tbls. hay Tb.. Ở mỗi quốc gia Tablespoon có đơn vị đo lường khác nhau.
Fluid ounce: viết tắt là fl oz, fl. Oz. hoặc oz. Fl., là một đơn vị thể tích thường được sử dụng để đo chất lỏng.
Cup: theo tiếng Việt được hiểu thành cốc là một đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất liên quan đến nấu ăn và pha chế.
Pound: là một đơn vị của khối lượng được sử dụng trong Đơn vị Imperial (là hệ thống các đơn vị đầu tiên được định nghĩa trong Đạo luật về Đo lường và Trọng lượng Anh năm 1824). Ngày nay trọng lượng pound được quy định là 0,453 592 37 kg và được chia thành 16 ounce.
Cách chuyển đổi những đơn vị đo lường
1 Teaspoon: khoảng 5 ml.
1 Dessertspoon: có thể tích bằng hai muỗng cà phê hoặc 10 ml.
1 Dessertspoon có thể tích bằng 10 ml
1 Tablespoon: hay 1 thìa của Hoa Kỳ là khoảng 14,8 ml, thì một thìa ở Anh chính xác là 15 ml và Úc là 20 ml.
1 Fluid ounce khoảng 29.5735 ml theo tiêu chuẩn quốc tế.
1 cup của Hoa Kỳ bằng 240 ml, 16 tablespoons (236.588 ml) theo quốc tế và 12 tablespoons (177.441 ml) của Úc.
1 pound khối lượng có thể bằng: 473,17 ml trong thể tích.
Trên đây là những đơn vị đo lường trong pha chế mà bất cứ Bartender hay Barista nào cũng phải biết trong quá trình học tập và làm nghề. Hy vọng với những kiến thức về pha chế mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình pha chế các loại thức uống yêu thích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét