Trà sữa là thức uống quen thuộc của giới trẻ có nguồn gốc từ Đài Loan vào những năm 1980 và bắt đầu lan rộng khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Một ly trà sữa ngon phải bao gồm những hương vị đặc trưng như vị ngọt, béo ngậy của sữa lẫn thêm hương thơm dậy mùi trà. Nhưng nếu không biết cách pha chế món trà sữa của bạn sẽ trở nên quá ngọt quá béo mà mất đi vị trà vốn có của chúng. Điều đó vô tình làm món trà sữa bị kém đi sự hấp dẫn về vị giác.
Trà sữa là thức uống quen thuộc của giới trẻ có nguồn gốc từ Đài Loan vào những năm 1980 và bắt đầu lan rộng khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Một ly trà sữa ngon phải bao gồm những hương vị đặc trưng như vị ngọt, béo ngậy của sữa lẫn thêm hương thơm dậy mùi trà. Nhưng nếu không biết cách pha chế trà sữa của bạn sẽ trở nên quá ngọt quá béo mà mất đi vị trà vốn có của chúng. Điều đó vô tình làm món trà sữa bị kém đi sự hấp dẫn về vị giác.
Để pha được ly trà sữa chuẩn vị Đài Loan đòi hỏi bạn phải biết cách chọn trà, hiểu được đặc tính của từng loại, biết cách kết hợp cùng các nguyên liệu và ủ trà đúng cách… Hôm nay, Dạy Pha Chế Á Âu sẽ chia sẻ đến các bạn những gợi ý về cách pha chế trà sữa đậm mùi trà.
Trà sữa là thức uống quen thuộc luôn được yêu thích
Ủ trà – giai đoạn quyết định độ ngon của trà sữa
Nguyên liệu pha chế chủ yếu để làm trà sữa ngon chắc chắn không thể thiếu trà. Đối với nguyên liệu này thời gian ủ trà rất quan trọng, đôi khi sự thành bại của ly trà sữa khoảng 90% là phụ thuộc vào công đoạn này. Dưới đây sẽ là những bí quyết mách bạn cách pha trà để pha trà sữa thơm ngon nhưng không bị đắng hay có vị gắt.
- Đầu tiên để ủ trà ngon bạn nên chú ý đến nhiệt độ của nước, không nên sử dụng nước quá sôi để pha trà mà phải ở một nhiệt độ phù hợp nhất định. Ở mỗi loại trà đều có nhiệt độ nước và thời gian ủ không giống nhau. Đối với trà xanh (lục trà) thì nên dùng nước ở nhiệt độ từ 70 - 80 độ C. Trà ô long nên ủ với nước ở nhiệt độ 90 độ C. Trà đen (hồng trà) nên dùng nước 100 độ C. Khi ủ trà để pha trà sữa với số lượng ít, thời gian ủ thích hợp là khoảng từ 3 – 5 phút là hợp lý nhất. Nhưng khi ủ với số lượng nhiều thời gian có thể lên đến 30 phút.
- Nếu muốn pha trà sữa có đậm mùi trà thì bạn nên sử dụng nhiều trà để ủ hơn, chứ không nên ủ trà quá lâu. Tuy nhiên, số lượng trà cũng phải hợp lý nếu không sẽ khiến trà quá gắt (đặc), mất đi hương vị tự nhiên độc đáo và cũng lãng phí trà.
- Khi đã ủ xong trà trong khoảng thời gian quy định thì nên để nguội bớt rồi mới dùng pha trà sữa, như vậy mới có thể giữ được hương vị vốn có của trà nhưng cũng không làm mất đi cảm giác ngọt ngào, béo ngậy của sữa.
- Cuối cùng bạn nên chú ý đến chất lượng trà. Dù đã pha trà đúng cách, đúng thời gian và nhiệt độ nhưng chất lượng trà kém cũng không có được một sản phẩm hoàn hảo, chỉ khi có được nguyên liệu tốt thì mới đảm bảo được mùi vị thơm ngon, ít bị đắng gắt.
Cần chú ý đến chất lượng trà để có được ly trà sữa thơm ngon
Cách phân biệt mùi vị và tính chất của các loại trà
Hiện nay trên thị trường có đến 3 loại trà được dùng để pha trà sữa, đó là: lục trà (trà xanh), hồng trà (trà đen) và trà ô long. Đây là 3 nhóm trà khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt mùi vị và tính chất của các loại trà. Hãy cùng khám phá bằng những bí quyết dưới đây nhé.
Trà xanh (lục trà): đây là loại trà được chế biến từ búp và lá của cây trà. Trà xanh được sấy khô thường có sợi dài vì được éo rồi cuộn hoặc cuốn, sau đó mang đi sấy. Khi ủ trà xanh nước cốt trà thường có màu sáng, xanh nhạt, hơi vàng, với loại chất lượng thấp thì có màu đậm hơ, gần như chuyển sang nâu. Trà xanh có mùi cốm nhẹ, vị chát đượm.
Trà đen (hồng trà): trà đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nước trà đên khi ủ xong sẽ có màu đỏ như rượu vang, nó có vị nồng nàn mạnh mẽ hơn so với các loại trà khác.
Trà ô long: loại trà này thật chất có nguồn gốc là trà xanh nhưng trải qua quá trình chế biến bán lên men nên đã tạo thành trà ô long.
Màu sắc của trà ô long có thể là xanh, xanh vàng hoặc nâu tối và có bã màu xanh, tùy thuộc vào các nhãn hiệu trà khác nhau mà màu sắc của trà sẽ thay đổi. Chúng có mùi hương rất thơm và bền, vị nồng hậu.
Bí quyết làm giảm vị đắng nhưng vẫn giữ được trà đậm mùi khi pha trà sữa
Nguyên nhân làm cho trà bị đắng thường có rất nhiều, có thể là do hàm lượng caffeine trong trà cao, nước pha trà quá nóng hoặc quá lạnh, bảo quản ở môi trường không phù hợp có độ ẩm quá cao hay ủ trà quá lâu hoặc vệ sinh dụng cụ ủ trà không sạch… nếu không may bạn đã lỡ tay ủ trà quá đắng cũng đừng lo lắng, hãy bình tĩnh và khắc phục hậu quả bằng một số phương pháp dưới đây.
- Khi trà có vị đắng, bạn hãy cho vào một ít mật ong và khuấy đều cho hòa tan hoàn toàn. Thật chất mật ong hoàn toàn không có công dụng làm giảm độ đắng nhưng với vị ngọt thanh tự nhiên, chúng sẽ phần nào làm cho trà có vị dễ uống hơn mà vẫn giữ được hương vị trà.
- Trong trường hợp trà bị đắng, bạn có thể sử dụng một chút baking soda (bột nở) sẽ làm giảm bớt vị đắng. Nhưng lưu ý bạn không nên cho quá nhiều, vì mùi của baking soda rất dễ làm mất đi mùi thơm đặc trưng của trà.
Ngoài những bí quyết ở trên nếu muốn pha chế để trà sữa mang đậm mùi trà, các bạn cần phải biết cách kết hợp với sữa cùng những nguyên liệu khác và những đơn vị đo lường trong pha chế để định lượng công thức sao cho phù hợp, thì chúng mới có thể mang một hương vị hòa quyện và thơm ngậy vừa đủ. Chỉ cần có chút sai sót khi định lượng trà sữa sẽ có hương vị hoàn toàn khác lạ.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích để giúp các bạn biết cách pha chế trà sữa đậm mùi trà thơm ngon, hấp dẫn. Nếu vẫn còn lo lắng và không tự tin, bạn hãy dành chút thời gian để đăng ký các lớp học pha chế trà sữa để được đào tạo một cách chuyên nghiệp nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét